Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Bộ GD&ĐT lí giải nguyên nhân một số ngành khó tuyển sinh

Nam Du
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Thống kê số liệu tuyển sinh 3 năm gần đây cho thấy, phần lớn cơ sở đào tạo (CSĐT) đã tuyển được số lượng đạt tỉ lệ cao so với chỉ tiêu, bên cạnh đó, cũng có một số CSĐT tuyển sinh khó khăn. Bộ GD&ĐT đã có phân tích về vấn đề này.

Nhiều cơ sở đào tạo tuyển sinh kém

Thông tin từ Bộ GD&ĐT cho hay: Các CSĐT tuyển sinh kém chủ yếu là các trường tư thục chưa có đủ uy tín, thương hiệu mạnh và một số trường công lập, phân hiệu trường công lập không có lợi thế về địa điểm hoặc lĩnh vực đào tạo. Trừ một số trường hợp ngoại lệ, phần lớn CSĐT tuyển sinh kém trong đợt 1 năm 2022 này cũng tuyển sinh kém trong hai năm gần đây.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
 

Trong 3 năm liền (2020, 2021, 2022), 4 lĩnh vực: Nông, lâm nghiệp và thủy sản, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên và Dịch vụ xã hội đều đứng đầu danh sách các lĩnh vực tuyển sinh kém nhất. (Nguồn: Bộ GD&ĐT)

Danh sách ngành tuyển sinh kém có sự thay đổi hàng năm nhưng chủ yếu là những ngành hẹp hoặc ngành mới thí điểm đào tạo với chỉ tiêu thấp và ít nơi đào tạo. Một số ngành truyền thống có vai trò thiết yếu đối với nền kinh tế đất nước, có quy mô tuyển sinh lớn hơn nhưng cũng luôn đạt chỉ tiêu rất thấp. Nhiều ngành tuyển quy mô lớn trong toàn hệ thống, đạt chỉ tiêu tương đối cao nhưng lại gặp khó khăn ở một số CSĐT. “Như vậy việc dễ tuyển sinh hay khó tuyển sinh không do đặc điểm ngành đào tạo mà phụ thuộc chủ yếu vào CSĐT”- Bộ GD&ĐT kết luận.

Theo Bộ GD&ĐT, hiện các chương trình liên kết đào tạo quốc tế có xu hướng trở nên kém hấp dẫn hơn những năm trước đây. Nhiều CSĐT gặp khó khăn trong tuyển sinh, nhất là đối với chương trình mà đối tác nước ngoài không có thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng quốc tế. 

Bộ GD&ĐT cũng phân tích một số nguyên nhân dẫn tới việc CSĐT tuyển sinh kém so với chỉ tiêu đề ra, nhất là ở một số lĩnh vực và ngành đào tạo đó là: Sự cạnh tranh giữa các CSĐT trong tuyển sinh ngày càng mạnh mẽ; một số ngành đang tuyển tốt trong năm trước được các CSĐT gia tăng mạnh chỉ tiêu, xác định chỉ tiêu quá lớn so với khả năng thu hút thí sinh, dẫn tới kết quả tuyển sinh không như kỳ vọng….

Bối cảnh kinh tế - xã hội thay đổi, nhất là của thị trường lao động cùng sự khác biệt trong quan niệm, nhu cầu của giới trẻ cũng dẫn tới xu hướng chọn trường và chọn ngành của thí sinh có dịch chuyển mạnh trong những năm gần đây. Nhiều CSĐT không nhận biết kịp xu hướng để có điều chỉnh kịp thời thì sẽ không thu hút được thí sinh vào trường.

Ngược lại, một số trường nôn nóng mở ngành mới khi chưa phân tích, dự báo yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu của người học cũng thất bại trong tuyển sinh các ngành mới. Thêm nữa, điều kiện kinh tế của nhiều gia đình, nhất là ở các vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện khó khăn cũng hạn chế khả năng tiếp cận giáo dục đại học của một bộ phận học sinh....

Tăng cường giải pháp hỗ trợ

Muốn thu hút tuyển sinh đòi hỏi các CSĐT phải nỗ lực đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo và dịch vụ hỗ trợ người học, đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo; giúp toàn hệ thống giáo dục đại học loại bỏ những CSĐT, ngành đào tạo yếu kém.

Bộ GD&ĐT sẽ có nhiều biện pháp hỗ trợ đối với các CSĐT trong công tác tuyển sinh
Bộ GD&ĐT sẽ có nhiều biện pháp hỗ trợ đối với các CSĐT trong công tác tuyển sinh

Thời gian tới, Bộ GD&ĐT tiếp tục hoàn thiện quy định về danh mục ngành, mở ngành và xác định chỉ tiêu tuyển sinh, tăng cường kiểm tra, giám sát các CSĐT về thẩm quyền, điều kiện khi mở ngành, xác định chỉ tiêu tuyển sinh, nhất là về điều kiện bảo đảm chất lượng; xử lý nghiêm các CSĐT tuyển sinh vượt năng lực, vượt số lượng theo quy định về xác định chỉ tiêu tuyển sinh.

Bộ hoàn thiện quy chế tuyển sinh, các phương thức tuyển sinh và hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung cho toàn hệ thống, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; tăng cường các hoạt động định hướng nghề nghiệp, tư vấn ngành nghề, tư vấn tuyển sinh cho học sinh phổ thông, đặc biệt, chú trọng truyền thông về cơ hội việc làm và triển vọng phát triển nghề nghiệp đối với những ngành nghề khó tuyển sinh nhưng thiết yếu đối với sự phát triển của đất nước.

Bộ GDĐT tiếp tục triển khai các giải pháp liên quan trực tiếp tới công tác tuyển sinh ĐH; giữ ổn định quy chế tuyển sinh, chỉ đạo và hướng dẫn các CSĐT hoàn thiện các phương thức tuyển sinh theo hướng đơn giản hóa, tăng độ tin cậy của những hình thức đánh giá, xét tuyển và sự công bằng đối với thí sinh.

Đồng thời, hoàn thiện hệ thống phần mềm hỗ trợ tuyển sinh chung theo hướng đơn giản hóa giao diện sử dụng, tích hợp với cơ sở dữ liệu ngành và tích hợp với các hệ thống phần mềm quản lý; Phối hợp với các Bộ, ngành đề xuất cơ chế nhà nước đầu tư, đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc hỗ trợ trực tiếp cho người học đối với những ngành thiết yếu nhưng khó tuyển khác nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; mở rộng chính sách ưu đãi tín dụng đối với sinh viên….

 

Năm 2023 không thực hiện việc xét tuyển sớm

Công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022, đồng thời, tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các CSĐT và hỗ trợ tốt hơn cho thí sinh trong quá trình xét tuyển.

Bộ GD&ĐT hướng dẫn các CSĐT rà soát phương thức xét tuyển hiệu quả, loại bỏ (không sử dụng) các phương thức không phù hợp, không hiệu quả, không đủ cơ sở khoa học, có thể gây nhiễu Hệ thống cũng như khó khăn, vướng mắc cho thí sinh; hoàn thiện quy trình, kế hoạch tuyển sinh trong đó có thể xem xét như năm 2022 (trừ các trường đặc thù), mà tất cả phương thức xét tuyển được tổ chức cùng thời điểm với đợt xét tuyển căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT- tuyển sinh đợt 1, rút ngắn thời gian tuyển sinh đợt 1