70 năm giải phóng Thủ đô

Bộ GD&ĐT nới cấp phép mở ngành y, dược?

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ông Trần Phương – Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho rằng, để đào tạo nhân lực ngành y, điểm đầu vào không quan trọng lắm. Đội ngũ giảng viên, trang thiết bị thiếu thì nhà trường sẽ bổ sung dần dần theo từng năm đào tạo.

Trường đào tạo kinh doanh mở ngành Y- Dược

Hôm nay (28/11), cuộc họp báo của Trường Đại học
(ĐH) Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thu hút sự quan tâm của rất nhiều báo giới về việc nhà trường vừa được Bộ GD&ĐT cho phép mở ngành Y đa khoa và Dược học, đang gây xôn xao trong dư luận.

Trong bài phát biểu khai mạc, ông Trần Phương khẳng định việc nhà trường mở ngành đào tạo hoàn toàn không vì mục đích lợi nhuận, càng không có mục đích kinh doanh. Mà chỉ muốn bổ khuyết những khuyết điểm trong chăm lo sức khỏe cho dân Việt Nam và khai thác trên nguồn dược liệu của Việt Nam
.
Ông  Trần Phương – Hiệu trưởng Trường Đại học (ĐH) Kinh doanh và Công nghệ Hà Nộikhẳng định việc nhà trường mở ngành đào tạo hoàn toàn không vì mục đích lợi nhuận
Ông Trần Phương – Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội khẳng định việc nhà trường mở ngành đào tạo hoàn toàn không vì mục đích lợi nhuận
Việc dư luận cho rằng trường đào tạo các ngành kinh doanh và công nghệ, nay lại đào tạo bác sỹ đa khoa, phải chăng là dạy bác sỹ kinh doanh, ông Phương phản ứng: “Tên của trường chỉ nói lên một vài cái ngành hoạt động đào tạo chính. Bất cứ ngành nào xã hội cần nguồn nhân lực thì chúng tôi mở ra…Trường tư không bị khống chế bởi phạm vi đào tạo nào cả”.

Ông Phương cho rằng việc xin phép mở ngành Y đa khoa và Dược học được nhà trường chuẩn bị từ tháng 6/2012. Đến tháng 12/2014 Bộ GD&ĐT mới có thông báo tạm dừng mở ngành y dược, nên nhà trường tiếp tục chuẩn bị đến cuối năm 2015 gần đầy đủ. “Như vậy việc chuẩn bị  trong 3,5 năm, thỏa thuận gần 100 giáo viên, bỏ gần 100 tỷ để xây dựng phòng học, đầu tư trang thiết bị thực hành và thí nghiệm. Bộ GD&ĐT nói trường chuẩn bị đầy đủ là đúng”.

Ông Phương cho rằng việc thẩm định của 2 Bộ (Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT) quá chặt chẽ. Về câu hỏi có tiêu cực không, ông Phương nói: Từ khi mở trường đến nay, chúng tôi chưa đút lót ai cả. Chúng tôi cấm sinh viên tặng quà cho giảng viên, không tặng hoa cho Ban giám hiệu, cho các khoa..? Trong chuyện này, ai đó có nghi ngờ tiêu cực thì đến trường mà xem.

Trước lo ngại về chất lượng đào tạo, ông Phương dẫn ra đội ngũ chủ nhiệm 2 khoa Y đa khoa và dược học đều là các GS và PGS đầu ngành. Chủ nhiệm khoa Y là GS.TSKH Lê Anh Tuấn -  nguyên Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Phó chủ nhiệm là PGS.TS Nguyễn Văn Trường - nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội kiêm Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học đào tạo, Bộ Y tế; GS.TS Phạm Quang Vinh - nguyên Chủ nhiệm Bộ môn phẫu thuật lồng ngực và mạch máu, Bệnh viện 103.  Chủ nhiệm khoa Dược là PGS.TS Lê Văn Truyền nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế; Phó chủ nhiệm là TS Lê Ngọc Phan – nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc công ty CP Dược phẩm Trung ương 2.

Ông Phương cho rằng nhà trường đưa ra 20 điểm nhận hồ sơ vào ngành Y, Dược là không thấp. Vì những em đạt được điểm này phải học rất nghiêm túc, còn học phất phơ chỉ đạt 12 điểm. “Đối với chúng tôi, đầu vào không quan trọng lắm đâu. Vấn đề là quá trình đào tạo và học tập của sinh viên. Để được ra trường, các em phải trải qua 50 - 60 học phần. Nước ngoài, học sinh tốt nghiệp THPT là có quyền học ĐH”. Còn học phí 50 triệu đồng/năm đối với khoa y và 25 triệu với khoa Dược là có sự tham khảo của các trường đào tạo y, dược ở trong nước và Nhật Bản nên không quá cao.

Vừa đào tạo, vừa bổ sung…

Cuộc họp báo này, phóng viên đã chất vấn lãnh đạo nhà tường rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc thực hiện các điều kiện để được mở ngành. Trả lời phóng viên về đội ngũ giảng viên cơ hữu để mở ngành Y đa khoa còn thiếu theo quy định của Bộ Y tế phải có 50 giảng viên cơ hữu trình độ từ thạc sĩ đến GS, ông Trần Phương nói: Chúng tôi đã thỏa thuận ký kết được với 47 người, như vậy thiếu 3. Nhưng, nếu chúng tôi nhận đủ 50 người, trong 2 - 3 năm đầu họ ngồi không vì chưa có sinh viên để dạy. Thiếu có 3 người thì sao chúng tôi không mời nổi?
Phòng thực hànhgiải phẫu khoa Y
Phòng thực hành giải phẫu khoa Y
Tuy nhiên, phóng viên không thỏa mãn với câu trả lời vì Trường coi thường quy định. Đào tạo y dược là ngành đặc thù, khi giảng viên không phải lên lớp thì phải nghiên cứu chứ không thể ngồi không. Ông Phương chống chế: Chúng tôi có các phòng thí nghiệm, họ muốn đến trường nghiên cứu lúc nào thì đến, chúng tôi không bắt họ đến trường 8 tiếng/ngày.

“Còn việc học y phải có nhà xác để giải phẫu người, không phải trường nào cũng có. Cả nước chỉ có 2 trường ĐH Y có. Chúng ta sẽ có cách để dạy giải phẫu”. Hơn nữa, việc thực tập giải phẫu được chuẩn bị trước 3 tháng. Khi nào sinh viên về chúng tôi mới chuẩn bị. Còn bây giờ chưa có sinh viên, mà chuẩn bị thì không hợp lý.…”

Ngoài ra, nhà trường có ý định về bệnh viện thực hành, nhưng quá trình đó còn lâu. Nhưng, đầu tiên sẽ mở phòng khám ở cơ sở Bắc Ninh.

Còn, 28 phòng học và thực hành được đầu tư trang thiết bị với hơn 80 tỷ đồng, có người nói chưa thật đầy đủ? “Nếu mua đủ, 5 - 6 năm nữa mới dùng thì mốc hết. Cho nên chúng tôi mua sử dụng cho 2 năm đầu, năm thứ 3 mua dần. Chúng tôi đã ký hợp đồng với các đơn vị, khi cần họ sẽ đưa đến ngay”- ông Phương phản ứng.