Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ GD&ĐT thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện quy định dạy thêm, học thêm

Kinhtedothi - Theo thông tin mới nhất từ Bộ GD&ĐT, Bộ đã thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm. Thời hạn kiểm tra từ ngày 20/2 - 20/3/2025.
Quan điểm của Bộ GD&ĐT là hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm.

Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT quy định về dạy thêm, học thêm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7/2/2025; quy định về công tác kiểm tra của Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Quyết định số 1489/QĐ-BGDĐT ngày 24/5/2023 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và các quy định pháp luật khác có liên quan. Thời hạn kiểm tra từ ngày 20/2 - 20/3/2025.

Thông tư 29 có hiệu lực từ 14/2/2025. Thông tư được xây dựng với 5 quan điểm và nguyên tắc; đó là: thực hiện Luật Giáo dục năm 2019 và sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 41/TTg-QHĐP ngày 10/1/2024; không cấm mà chỉ quản lý các hoạt động dạy thêm, học thêm; việc tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm không ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và thực hiện chương trình môn học của giáo viên.

Cùng với đó, việc tổ chức dạy thêm, học thêm phải bảo đảm lợi ích của học sinh, không ép buộc; giữ gìn hình ảnh, sự tôn nghiêm của nhà giáo và phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thông tư 29 quy định không dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho 3 đối tượng, là những đối tượng thuộc trách nhiệm của nhà trường: học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Đối với quy định dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, Thông tư 29 quy định: tổ chức cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm có thu tiền của học sinh phải thực hiện đúng các quy định về pháp luật liên quan (đăng ký kinh doanh, khai báo hoạt động, cung cấp thông tin liên quan với chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật); giáo viên đang dạy học tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh của mình trên lớp…

Tại Thông tư 29, quan điểm của Bộ GD&ĐT là hướng tới các trường không có học thêm, dạy thêm. Thay vào đó, sau giờ học các môn theo chương trình, học sinh có thời gian, không gian để tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao, mỹ thuật, âm nhạc… giúp các em phát triển toàn diện về nhân cách, lối sống, ý thức trách nhiệm và khả năng hòa nhập với xã hội.

Theo Bộ GD&ĐT, để công tác quản lý dạy thêm, học thêm hiệu quả, ngoài những đổi mới về quản lý còn cần sự thay đổi trong nhận thức của cả xã hội. Vì thế, cần nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài để quản lý việc dạy thêm, học thêm, như: giải pháp hành chính, giải pháp chuyên môn, giải pháp về tăng cường cơ sở vật chất, trường học, giải pháp tăng cường thanh tra, kiểm tra; giải pháp tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức tự tôn, tự trọng của giáo viên để nói “không” với dạy thêm không đúng với quy định. Ngoài ra, một điều quan trọng nữa là chính sách để bảo đảm đời sống cho nhà giáo.

Quản dạy thêm: cần bảo đảm quyền lợi cho giáo viên

Quản dạy thêm: cần bảo đảm quyền lợi cho giáo viên

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gần 2.100 người tập sự đủ điều kiện tham dự Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đợt 1/2025

Gần 2.100 người tập sự đủ điều kiện tham dự Kỳ kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư đợt 1/2025

08 May, 03:36 PM

Kinhtedothi - Liên đoàn Luật sư Việt Nam vừa công bố danh sách người tập sự hành nghề luật sư đủ và không đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra kết quả tập sự đợt 1 năm 2025. Đây là bước sàng lọc quan trọng nhằm bảo đảm chất lượng đội ngũ luật sư kế cận, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập sâu rộng của ngành luật Việt Nam.

Hướng tới chất lượng giáo dục toàn diện

Hướng tới chất lượng giáo dục toàn diện

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Hà Nội nên xem xét, miễn phí bữa ăn trưa cho học sinh công lập để vừa phát triển thể trạng cho học sinh, vừa giảm áp lực đưa đón cho phụ huynh là gợi ý của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội mới đây. Ý kiến này được đánh giá là chính sách hợp lòng dân và tạo được sự đồng thuận của dư luận, cử tri cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ