Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ VHTT&DL cho ý kiến về dự án bảo tồn, gia cố di tích Hòn Vọng Phu

Kinhtedothi – Bộ VHTT&DL vừa có Công văn số 1352/BVHTTDL-DSVH về việc thẩm định dự án bảo tồn, gia cố di tích Hòn Vọng Phu thuộc cụm di tích nghệ thuật và thắng cảnh núi An Hoạch (núi Nhồi), tỉnh Thanh Hóa.

Theo đó, Bộ VHTT&DL nhận được Tờ trình số 09/TTr-UBND ngày 11/2/2025 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc đề nghị thẩm định dự án bảo tồn, gia cố di tích Hòn Vọng Phu thuộc cụm di tích nghệ thuật và thắng cảnh núi An Hoạch (núi Nhồi), phường An Hưng, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa (kèm Hồ sơ dự án nhận ngày 4/3/2025 và Biên bản hội nghị ghi ý kiến đóng góp của tổ chức và cá nhân có liên quan).

Sau khi xem xét, Bộ VHTT&DL có ý kiến thẩm định như sau: thỏa thuận dự án bảo tồn, gia cố di tích Hòn Vọng Phu thuộc cụm di tích nghệ thuật và thắng cảnh núi An Hoạch (núi Nhồi), với nội dung gia cố di tích bằng giải pháp kỹ thuật khoan cấy thép và chèn vữa giữa các khối đá để tăng cường độ bền vững, ổn định cấu trúc của khối đá.

Di tích Hòn Vọng Phu thuộc cụm di tích nghệ thuật và thắng cảnh núi An Hoạch, phường An Hưng, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Linh

Bộ VHTT&DL lưu ý UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ thực hiện việc gia cố khi đã tính toán kỹ về địa chất, kết cấu và có sự giám sát của các chuyên gia kỹ thuật về xây dựng, vật lý địa cầu, đồng thời chịu hoàn toàn trách nhiệm về phương án bảo tồn, gia cố di tích.

Phương án bơm vữa vào giữa các khối đá cần bảo đảm tính mỹ thuật, màu sắc tương đồng với hiện trạng núi đá. Quá trình thi công phải bảo đảm an toàn về người và di tích, giảm tối đa các rung chấn ảnh hưởng tới khối đá.

Bộ VHTT&DL đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo cơ quan chức năng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, công khai dự án, truyền thông để Nhân dân biết về nội dung tu bổ di tích, tạo sự đồng thuận trước khi triển khai các bước tiếp theo theo quy định của pháp luật.

Trước đó, theo báo cáo của Sở VHTT&DL tỉnh Thanh Hóa, đêm 15/6/2022, di tích Hòn Vọng Phu đã bị sét đánh trúng, gây sạt lở khối đá kích thước 1 x 3m phía Tây và khối đá kích thước 2,5 x 3m phía Đông. Sau sự cố trên, Hòn Vọng Phu đã bị tróc vỡ, xuất hiện nhiều vết nứt, nghiêng.

Dự án gia cố nhằm đảm bảo sự bền vững của Hòn Vọng Phu bằng các giải pháp kỹ thuật giúp tăng độ cứng, ổn định và chống chịu tác động của thời tiết cũng như môi trường xung quanh. Theo tờ trình của UBND tỉnh Thanh Hóa, kinh phí thực hiện dự án là 17 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.

Di tích thắng cảnh Hòn Vọng Phu, cùng một số di tích khác nằm trong cụm di tích nghệ thuật và thắng cảnh núi An Hoạch như chùa Tiên Sơn (tức chùa Quan Thánh), chùa Hình Sơn (tức chùa Thánh Mẫu), đình Thượng (còn gọi là đình Bốn Ban), lăng Quận Mã (hay lăng Lê Trung Nghĩa) đã được Bộ VH&TT (nay là Bộ VHTT&DL) công nhận là di tích quốc gia theo Quyết định số 983/QĐ ngày 4/8/1992.

Gỡ vướng dự án tu bổ, phát huy giá trị hồ Thiền Quang và cụm di tích

Gỡ vướng dự án tu bổ, phát huy giá trị hồ Thiền Quang và cụm di tích

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Giữ gìn “sức mạnh mềm” của dân tộc

Giữ gìn “sức mạnh mềm” của dân tộc

05 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi-Trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ theo dòng chảy hiện đại hóa, công tác bảo tồn văn hóa Hùng Vương còn mang một ý nghĩa chiến lược sâu sắc: giữ gìn “sức mạnh mềm” của dân tộc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ