Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ VHTT&DL “dẹp loạn” danh hiệu: Làm sao cho đúng?

Kinhtedothi - Như Kinh tế & Đô thị đã đưa tin, ngày 6/9, Bộ VHTT&DL có công văn số 3754/BVHTTDL-TTr gửi Thủ tướng Chính phủ đánh giá về hoạt động trao danh hiệu cho cộng đồng do một số tổ chức xã hội thực hiện trong thời gian qua.

Ngay sau khi văn bản ra đời, các tổ chức như Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam đã đồng loạt lên tiếng yêu cầu Bộ “cải chính” thông tin.

Kêu oan với Chính phủ

Trong Công văn số 3754/BVHTTDL-TTr, Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Đặng Thị Bích Liên khẳng định, việc một số tổ chức đứng ra vinh danh hoặc cấp bằng Cây di sản, Việt Nam Linh thiêng cổ tự, Nghệ nhân văn hóa dân gian hay Hệ thống đền đạt chuẩn đền thờ Tam, Tứ phủ... là chưa được pháp luật công nhận. Bộ VHTT&DL đã kiến nghị lên Thủ tướng yêu cầu 3 tổ chức là Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam chấm dứt tôn vinh, hoặc cấp các loại danh hiệu này.

Cây Đa được vinh danh Cây Di sản Việt Nam tại quần thể di tích đình, đền, chùa Đồng Kỵ, Bắc Ninh.  Ảnh:  Trí Dương

Đây không phải là văn bản đầu tiên Bộ VHTT&DL thể hiện tinh thần “dẹp loạn” tình trạng phong tặng danh hiệu. Giữa tháng 3/2017, Bộ này cùng đã có Công văn số 932/BVHTTDL-TTr có nội dung tương tự gửi đến 3 tổ chức trên và các Sở VHTT&DL các tỉnh, TP. Theo ông Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, công văn lần trước cho dù có nhiều thông tin sai và không chính xác nhưng Liên hiệp vẫn kiên nhẫn liên lạc với người có trách nhiệm của Bộ tìm cách tháo gỡ. Đến công văn gửi Thủ tướng lần này, Bộ VHTT&DL đã đẩy mâu thuẫn lên mức cao hơn. Ngay sau khi nắm được nội dung công văn này, Ban Thường vụ Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã họp, ra công văn dài 4 trang “kêu oan” với Thủ tướng. Ông Nguyễn Xuân Thắng cho rằng, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam được Bộ Nội vụ cho phép khen thưởng, trao giải cho các cá nhân và tập thể trong cộng đồng có đóng góp theo tiêu chí Hội hoặc khen thưởng cho các hội viên có thành tích. Ông Thắng nhấn mạnh, Bộ VHTT&DL cần có những cải chính để đảm bảo lợi ích cho hơn 10.000 hội viên của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, tránh những hiểu lầm không đáng có trong dư luận.

Không chỉ có Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam mà GS Hoàng Chương – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam là đơn vị trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cũng cho rằng, Bộ ra một văn bản nhắc lại chuyện cũ nhưng không đúng sự thật. GS Hoàng Chương nhấn mạnh, năm 2015 Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc không phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân văn hóa dân gian” mà bị “mượn danh”. Sự việc được Trung tâm phát hiện và ngăn chặn kịp thời nên không có tấm bằng công nhận nào được phát ra.

Khe hở của pháp luật

Trên thực tế, câu chuyện mượn các “danh hiệu” tự phát để kiếm tiền là điều có thật. Trước khi có văn bản “dẹp loạn” danh hiệu, Bộ VHTT&DL cũng từng nhận phản ánh của các địa phương về việc một số hiệp hội tùy tiện... thu tiền và trao các bằng chứng nhận kiểu này. Ví như để có danh hiệu Nghệ nhân văn hóa dân gian, nhiều nghệ nhân hoặc DN bất ngờ nhận được lời mời dự lễ vinh danh “Nghệ nhân văn hóa dân gian”, thậm chí được trao bằng chứng nhận cho danh hiệu này nếu... đóng kinh phí từ 30 triệu đồng đến một tỷ đồng. Hoặc mới đây là sự kiện trao bằng Giáo sư âm nhạc cho ca sĩ Ngọc Sơn. Không ai dám chắc chức danh phong tặng đó không được mua bằng tiền. Ông Trần Hữu Sơn – Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian cho rằng, trong thời buổi cơ chế thị trường, có người mua danh thì có đơn vị bán danh.

Chưa có quy định nào cấm các tổ chức, đơn vị vinh danh, khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc. Nhưng theo ông Trần Hữu Sơn đó là “khe hở” của pháp luật tạo ra sự nhập nhèm cho những danh hiệu nghệ nhân, giáo sư. Trong khi quá trình phong tặng không có hội đồng khoa học nào thẩm định. Ủng hộ chấn chỉnh phong tặng danh hiệu mà Bộ VHTT&DL đang đề ra, nhưng nhiều tổ chức, đơn vị hoạt động uy tín mong muốn Bộ cần trao đổi, bàn thảo kỹ với các tổ chức, đơn vị để tránh tình trạng lẫn lộn vàng thau khiến nhiều danh hiệu phong tặng nghiêm túc nhưng lại bị cho là “đồ giả”.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ