80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ Xây dựng sẽ bỏ quy định “phạt cho tồn tại”

Kinhtedothi - Bộ Xây dựng vừa cho biết, cơ quan này sẽ tiếp thu, xem xét những ý kiến phản hồi của dư luận xung quanh việc xử phạt các công trình xây dựng trái phép.
Theo Bộ Xây dựng, ngày 10/10/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 121 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

Một trong những nội dung đáng chú ý của nghị định chính là quy định một số hành vi vi phạm trật tự xây dựng nhưng chỉ bị xử phạt hành chính và một số điều khoản đi kèm, nhưng không bắt buộc phải dỡ bỏ công trình xây trái phép. Sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng.

 
Dự luân cho rằng, với quy định "phạt cho tồn tại" sẽ tạo nên một sự hỗn loạn về quy hoạch, kiến trúc tại nhiều địa phương.
Dự luân cho rằng, với quy định "phạt cho tồn tại" sẽ tạo nên một sự hỗn loạn về quy hoạch, kiến trúc tại nhiều địa phương.
Trên cơ sở nghị định của Chính phủ, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 02/2014 hướng dẫn phương pháp tính giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế được duyệt, sai quy hoạch hoặc sai thiết kế đô thị được duyệt đối với các công trình vi phạm.

Theo Bộ Xây dựng, trên thực tế, Thông tư số 02/2014 của Bộ không có quy định thêm hoặc quy định khác so với Nghị định số 121 về các trường hợp xây dựng sai phép, không phép được nộp tiền phạt và cho tồn tại, không cưỡng chế phá dỡ đã được quy định trong nghị định này.

Tuy nhiên, Bộ cho biết, sau khi Thông tư số 02/2014 được ban hành, đã có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có những ý kiến không đồng tình với quy định phạt tiền và cho tồn tại đối với các trường hợp xây dựng sai phép, không phép như quy định của Nghị định 121. Dư luận quan ngại rằng việc thực hiện quy định này có thể làm gia tăng các trường hợp sai phạm, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị.

“Với trách nhiệm là cơ quan chủ trì soạn thảo Nghị định số 121 và là cơ quan ban hành Thông tư số 02/2014, Bộ Xây dựng lắng nghe và tập hợp các ý kiến phản ánh của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng xã hội, người dân, đồng thời đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tiến hành rà soát các quy định có liên để báo cáo Chính phủ. Trong trường hợp xét thấy còn có các quy định chưa thực sự phù hợp, Bộ sẽ kịp thời đề xuất với Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 121, đồng thời tiến hành sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02 cho phù hợp”, Bộ Xây dựng cho biết.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Chính phủ ban hành Nghị quyết gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

18 Jul, 08:55 PM

Kinhtedothi - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP ngày 18/7/2025 quy định xử lý khó khăn, vướng mắc về việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu đối với khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.

Làng nghề vật liệu truyền thống giữa “bão” công nghệ xanh

Làng nghề vật liệu truyền thống giữa “bão” công nghệ xanh

18 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Là một phần không thể thiếu trong dòng chảy phát triển đô thị, các làng nghề vật liệu xây dựng (VLXD) truyền thống ở Hà Nội từng đóng vai trò quan trọng trong cung ứng gạch ngói, vôi vữa và các sản phẩm thủ công phục vụ xây dựng. Tuy nhiên, trước làn sóng công nghệ xanh và yêu cầu ngày càng cao về bảo vệ môi trường, các làng nghề này đang phải đứng trước lựa chọn đổi mới hoặc bị đào thải.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ