Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ Y tế đề nghị kiểm soát, truy xuất nguồn gốc thực phẩm

Kinhtedothi - Ngày 20/5, Bộ Y tế thông tin, Ban Chỉ đạo liên ngành T.Ư về an toàn thực phẩm (ATTP) có công văn số 2654/CV-BCĐTƯATTP gửi Bộ NN&PTNT về việc tăng cường kiểm soát và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã xảy ra một số vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó có những vụ ngộ độc thực phẩm lớn làm nhiều người mắc và nhập viện điều trị.

Theo kết quả điều tra ban đầu nguyên nhân ngộ độc, phần lớn liên quan đến các loại nguyên liệu thực phẩm như thịt gà, thịt lợn, thủy sản, rau, củ, quả từ các cơ sở sản xuất trong nước và nhập khẩu.

Bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm điều trị tại Trung tâm y tế huyện Trảng Bom, Đồng Nai. Ảnh: Người Đồng Nai.

Các nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm trên thuộc lĩnh vực phân công quản lý của Bộ NN&PTNT theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP.

Để tăng cường hiệu quả công tác bảo đảm ATTP, phòng, chống ngộ độc thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng, Ban Chỉ đạo liên ngành T.Ư về ATTP đã ban hành công văn đề nghị Bộ NN&PTNT chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc ngành nông nghiệp tăng cường kiểm soát các nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật sản xuất trong nước và nhập khẩu.

Bộ NN&PTNT chủ động phối hợp với các cơ quan thuộc ngành y tế truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm khi có các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.

Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật trong nước và nhập khẩu, xử lý nghiêm nếu có vi phạm quy định về ATTP.

.

Truy xuất nguồn gốc an toàn thực phẩm tại bếp ăn khu công nghiệp

Truy xuất nguồn gốc an toàn thực phẩm tại bếp ăn khu công nghiệp

Vai trò của truy xuất nguồn gốc với doanh nghiệp

Vai trò của truy xuất nguồn gốc với doanh nghiệp

Truy xuất nguồn gốc – hóa giải “cơn ác mộng” hàng giả

Truy xuất nguồn gốc – hóa giải “cơn ác mộng” hàng giả

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần

Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần

27 Mar, 02:08 PM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, tiết kiệm thực phẩm là một thói quen tốt, giúp giảm lãng phí, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ