Bộ Y tế đồng ý tiêm mũi 3 vaccine Moderna bằng nửa liều cơ bản
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có văn bản gửi chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharma Việt Nam (đơn vị nhập khẩu vaccine) về việc tiêm liều vaccine Spikevax, có tên khác là Covid-19 vaccine Moderna.
Tại văn bản này, Cục Quản lý Dược cho biết đã nhận được văn bản và hồ sơ, tài liệu kèm theo của chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharm Việt Nam về việc đề nghị tiêm liều tăng cường (liều thứ 3) của vaccine Spikevax.
Căn cứ kết luận của Hội đồng tư vấn cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc, Cục Quản lý Dược có ý kiến đồng ý với đề nghị của chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharm Việt Nam về việc đề nghị tiêm liều tăng cường (liều thứ 3) của vaccine Spikevax theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất vaccine.
Theo hướng dẫn của nhà sản xuất vaccine Moderna, đối với liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên, vaccine này được sử dụng theo liệu trình gồm 2 liều 100mcg (mỗi liều 0,5ml), khuyến cáo tiêm liều thứ 2 cách 28 ngày sau liều đầu tiên. Đối với liều thứ 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, tiêm một liều bổ sung 0,25ml, chứa 50mcg mNRA, bằng một nửa liều cơ bản.
Cục Quản lý dược cũng nêu rõ, chi nhánh Công ty TNHH Zuellig Pharm Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng, an toàn đối với vaccine Moderna lưu hành trên thị trường và có trách nhiệm thông báo ngay sự thay đổi đến Cục Quản lý dược và các đơn vị có liên quan.
Liên quan đến vaccine Moderna, trước đó, ngày 12/12/2021, Bộ Y tế đã có văn bản khẩn hướng dẫn mới nhất nêu rõ: Để sử dụng vaccine hợp lý, an toàn và hiệu quả vaccine do Moderna sản xuất, tiếp theo công văn số 6030/BYT-DP ngày 27/7/2021 và công văn số 7548/BYT-DP ngày 10/9/2021, Bộ Y tế hướng dẫn những người đã tiêm mũi 1 vaccine nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vaccine đó. Trong trường hợp nguồn vaccine hạn chế, có thể phối hợp tiêm mũi 2 vaccine do Moderna sản xuất cho người đã tiêm mũi 1 bằng vaccine do Pfizer hoặc Astrazeneca sản xuất. Khoảng cách tiêm mũi 2 sau mũi 1 vaccine do Pfizer sản xuất theo hướng dẫn của nhà sản xuất, khoảng cách sau mũi 1 vaccine do Astrazeneca sản xuất theo công văn số 7820/BYT-DP ngày 20/9/2021 của Bộ Y tế.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tổng số vaccine Việt Nam đã tiếp nhận đến ngày 19/1/2022 là hơn 209,6 triệu liều, trong đó có hơn 59 triệu liều vaccine AstraZeneca, hơn 77 triệu liều vaccine Pifzer, hơn 14 triệu liều vaccine Moderna, hơn 51 triệu liều vaccine Sinopharm, hơn 5 triệu liều vaccine Abdala, hơn 1,5 triệu liều vaccine Sputnik V và 100 nghìn liều vaccine Sputnik Light.
Bộ Y tế đã phân bổ 190,5 triệu liều vaccine tiếp nhận; còn lại khoảng 19,1 triệu liều chưa phân bổ do mới tiếp nhận, cần tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng vaccine.

Phần lớn tác dụng phụ của vaccine Covid-19 là do kỳ vọng?
Kinhtedothi - Các nhà nghiên cứu của Trường Y Harvard cho biết phần lớn “tác dụng phụ” của vaccine phòng Covid là do kỳ vọng của người được tiêm.

Từ 29/4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 100.170 ca mắc Covid-19
Kinhtedothi - Ngày 19/1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, số ca mắc mới từ 18 giờ ngày 18/1/2022 đến 18 giờ ngày 19/1/2022 Hà Nội ghi nhận 2.910 ca bệnh.

Đẩy nhanh tiêm vaccine Covid-19, đảm bảo an toàn phòng chống dịch dịp Tết
Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Công điện số 64/CĐ-TTg ngày 19/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh hoàn thành tiêm vaccine phòng Covid-19; bảo đảm an toàn, hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Nhâm Dần 2022.