Kinhtedothi – Dịch cúm trên gia cầm vẫn tiếp tục được ghi nhận ở nhiều địa phương, do vậy luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người. Để chủ động phòng chống dịch, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện nhiều biện pháp.
Bệnh cúm gia cầm lây sang người là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút cúm A/H5, cúm A/H7... gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm gia cầm. Bệnh có biểu hiện: sốt, ho, mệt mỏi, đau người, đau cơ, đau họng.
Ảnh minh họa.
Bệnh diễn biến nhanh và có thể dẫn đến tử vong với tỷ lệ cao (~50%). Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh cho người. Thời gian tới là dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội, vì vậy tổng đàn gia cầm và hoạt động vận chuyển, buôn bán và tiêu thụ gia cầm, sản phẩn gia cầm có thể gia tăng. Bên cạnh đó, thời tiết hiện đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho vi rút cúm gia cầm phát triển.
Dịch cúm trên gia cầm vẫn tiếp tục được ghi nhận ở nhiều địa phương, do vậy luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người. Để chủ động phòng chống dịch, bệnh cúm lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:
Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi.
Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
Khi có biểu hiện cúm như: sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Kinhtedothi - Sáng 14/6, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội tổ chức hội nghị báo cáo viên TP tháng 6/2022. Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đinh Thị Lan Duyên chủ trì hội nghị.
Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Y tế tổ chức xây dựng phương án phòng, chống dịch bệnh; hạn chế nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm (CGC) lây lan sang người và không để bùng phát dịch trong cộng đồng.
Kinhtedothi - Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Sơn La đã ghi nhận 30 ổ dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại 18 xã, phường, gây thiệt hại gần 40 tấn lợn. Dù phần lớn đã được khống chế, hiện vẫn còn 2 ổ dịch tại phường Chiềng Cơi và xã Yên Châu chưa qua 21 ngày theo dõi.
Kinhtedothi- Dịch tả lợn châu Phi không chỉ đang bùng phát nhanh tại nhiều địa phương ở Quảng Ngãi mà còn được dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và có nguy cơ lan rộng trên toàn tỉnh.
Kinhtedothi - Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Phú Thọ) cho biết, từ ngày 1 đến 11/7, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 27 thôn thuộc 11 xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, khiến 538 con lợn với tổng trọng lượng hơn 34,5 tấn buộc phải tiêu hủy, hiện còn 8 ổ dịch chưa qua 21 ngày.
Kinhtedothi - Ngày 12/7, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (KCB), Bộ Y tế đã có Công văn số 1049/KCB-QLHN gửi Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa về việc kiểm tra, báo cáo vụ việc xảy ra tại Bệnh viện (BV) Medic Hải Tiến.
Kinhtedothi – Cục Quản lý khám, chữa bệnh – Bộ Y tế đã có Công văn số 1045/KCB-NV về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19.