Bộ Y tế lên tiếng vụ BV Tuệ Tĩnh nợ lương

Thanh Bình
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Từ tháng 5/2021 đến tháng 11/2021, 160 y, bác sĩ, nhân viên Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Học viện Y dược Cổ truyền Việt Nam, Bộ Y tế) chỉ nhận được 50% lương cơ bản, tương đương từ 1-3 triệu đồng/tháng. Riêng tháng 12, toàn bộ nhân viên tại bệnh viện không được được bất cứ đồng lương nào.

Liên quan đến việc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, thuộc Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam nợ lương của cán bộ, viên chức, người lao động, chiều ngày 12/1, Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu lãnh đạo Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam, lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh phối hợp ngay với các đơn vị liên quan của Bộ Y tế giải quyết dứt điểm việc nợ lương, đảm bảo quyền lợi của cán bộ, viên chức, người lao động theo đúng quy định của pháp luật và báo cáo về Bộ Y tế trước ngày 20/1/2022.

Được biết, những ngày gần đây, vì quá bức xúc trước tình trạng bị nợ lương nên khi kết thúc giờ làm việc, nhiều nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh xuống đường căng băng rôn cầu cứu cơ quan chức năng, dư luận lên tiếng bảo vệ quyền lợi của y bác sĩ, nhân viên bệnh viện.

Vì quá bức xúc trước tình trạng bị nợ lương nên khi kết thúc giờ làm việc, nhiều nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh xuống đường căng băng rôn cầu cứu cơ quan chức năng, dư luận lên tiếng bảo vệ quyền lợi của y bác sĩ, nhân viên bệnh viện.
Vì quá bức xúc trước tình trạng bị nợ lương nên khi kết thúc giờ làm việc, nhiều nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh xuống đường căng băng rôn cầu cứu cơ quan chức năng, dư luận lên tiếng bảo vệ quyền lợi của y bác sĩ, nhân viên bệnh viện.

Là một trong số những người lao động bị nợ lương hơn 7 tháng nay, mỗi tháng chỉ nhận được 50% lương tương đương với 3,3 triệu đồng/tháng, chị Đ.T.T.H., điều dưỡng Khoa Nội 2, Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết: “Từ tháng 5/2021 đến nay, chúng tôi chỉ nhận được 50% lương, phần còn lại bệnh viện vẫn đang nợ. Cụ thể, mức lương của tôi là 6,6 triệu, nhưng chỉ được trả 3,3 triệu. Với mức lương này, tôi không thể trang trải cuộc sống, nuôi con ăn học… Đời sống của chúng tôi quá khó khăn trong khi giá xăng tăng, gạo lên… nên chúng tôi thật sự vất vả”.

Theo điều dưỡng H., vấn đề nợ lương đã được người lao động tại bệnh viện có ý kiến nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng từ lãnh đạo bệnh viện. Nguyên nhân của tình trạng nợ luơng bắt đầu từ khi bệnh viện chuyển sang tự chủ. Quy trình tự chủ cũng không công khai rõ ràng, thông tin bệnh viện chuyển sang tự chủ chỉ mang tính “đồn thổi’, không chính thức. Điều đáng nói, Bệnh viện Tuệ Tĩnh là bệnh viện đông y, rất khó để tự chủ như các bệnh viện tây y khác. Lãnh đạo bệnh viện phải là người hiểu hơn ai hết về vấn đề này, nhưng không hiểu sao vẫn xin tự chủ, để rồi không đủ sức trả lương, đẩy 160 y bác sĩ, nhân viên y tế vào tình cảnh khó khăn.

Nhiều năm qua tại Bệnh viện có nhiều bất cập, trong đó có tình trạng những thiết bị cần thiết phục vụ điều trị lại không có, những thiết bị mua về lại không biết sử dụng thế nào, dẫn đến những bất cập trong việc thu chi. Đến nay, Ban Giám đốc Bệnh viện đã họp nhiều lần, cũng hứa nhiều lần rằng sẽ đưa ra giải pháp, nhưng đến nay vẫn chưa có gì thay đổi.

Dù chịu cảnh nợ lương nhưng các nhân viên, điều dưỡng tại bệnh viện vẫn đang cố bám trụ vì còn rất nhiều bệnh nhân phải chăm sóc, chúng tôi không có quyền từ chối bệnh nhân.
Dù chịu cảnh nợ lương nhưng các nhân viên, điều dưỡng tại bệnh viện vẫn đang cố bám trụ vì còn rất nhiều bệnh nhân phải chăm sóc, chúng tôi không có quyền từ chối bệnh nhân.

“Dù chịu cảnh nợ lương nhưng các nhân viên, điều dưỡng tại bệnh viện vẫn đang cố bám trụ vì còn rất nhiều bệnh nhân phải chăm sóc, chúng tôi không có quyền từ chối bệnh nhân. Những ngày qua, chờ đến lúc hết giờ làm việc, y bác sĩ mang băng-rôn ra trước cổng bệnh viện "cầu cứu", các cơ quan chức năng lên tiếng bảo vệ các y bác sĩ, vì chúng tôi đã hết kiên nhẫn với “những lời hứa suông”. Đến nay, vấn đề vẫn chưa thể giải quyết và đến bước đường cùng chúng tôi phải làm như vậy để dư luận có thể thấy rõ thực tế tình trạng trong bệnh viện như thế nào” - điều dưỡng H. nói.

Tương tự, những ngày tháng qua, cuộc sống của gia đình chị N.T.V. - điều dưỡng Khoa Khám bệnh rất chật vật, khó khăn vì chị không có lương. Thực tế, chị V. và nhiều nhân viên y tế nơi đây đã cống hiến, làm việc hết mình cho bệnh biện nhưng số tiền nhận về không xứng đáng. Chị V. cho biết, cùng một hệ thống nhưng những người tại Học viện, thậm chí là lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh lại được nhận lương thưởng đầy đủ.

Trong khi, nhân viên miệt mài cống hiến thì bị nợ lương và chậm lương nhiều tháng qua. Điều này khiến họ vô cùng bức xúc. Đặc biệt, chị V. bức xúc hơn vì rất nhiều lần khi đòi quyền lợi, chị và các đồng nghiệp khác đã bị lãnh đạo Học viện phê bình vì bãi công trong giờ làm.

Dù chậm lương, dù trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng nhân viên y tế nơi đây vẫn hết mình với công việc, vẫn đi làm đều đặn, không thiếu một  giờ, ngày công nào.
Dù chậm lương, dù trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng nhân viên y tế nơi đây vẫn hết mình với công việc, vẫn đi làm đều đặn, không thiếu một  giờ, ngày công nào.

“Dù chậm lương, dù trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng chị vẫn hết mình với công việc, vẫn đi làm đều đặn, không thiếu một  giờ, ngày công nào. 14 năm cống hiến trong ngành, bản thân chị luôn tuân thủ và có trách nhiệm trong công việc, chưa một phút giây nào chị lơ là với bệnh nhân. Những lần biểu tình hay viết đơn cầu cứu, các cán bộ y bác sĩ đều đợi hết giờ làm mới tiến hành vì sợ ảnh hưởng đến bệnh nhân. Chúng tôi hy vọng, Bộ, ban ngành sớm xử lý dứt điểm việc này để chúng tôi có thể yên tâm làm đúng trách nhiệm, nhiệm vụ của mình” - chị V. bày tỏ.

Liên quan đến vấn đề này, chị Lê Thanh Bình - kế toán viên, Tổ trưởng Tổ Công đoàn tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, từ tháng 5/2021 đến tháng 12/2021, Bệnh viện Tuệ Tĩnh chỉ trả 50% lương cho người lao động, riêng tháng 12, không chi trả bất cứ khoản tiền nào. Toàn bộ bệnh viện có 160 cán bộ, nhân viên y tế. Trong đó, đa số là điều dưỡng có bằng trung cấp, cao đẳng, phần lớn bác sĩ cũng là nhân viên hợp đồng, không có biên chế nên mức lương rất thấp. Từ khi bệnh viện cắt giảm 50% lương, hiện tại mức lương trung bình của nhân viên y tế tại bệnh viện chỉ giao động từ 1-3 triệu đồng/tháng. Và có rất nhiều bác sĩ, điều dưỡng nhà xa, hàng ngày đi xe máy hàng chục km đến bệnh viện làm việc, nhiều cặp vợ chồng bác sĩ, điều dưỡng trẻ từ các tỉnh lên Hà Nội thuê nhà, cuộc sống vô cùng khó khăn. Đại diện công đoàn cũng như tập thể nhân viên y tế bệnh viện đã nhiều lần có ý kiến nhưng đến nay sự việc này vẫn chưa được giải quyết mà ngày càng tồi tệ hơn khi tháng 12 toàn bộ nhân viên bệnh viện không nhận được bất cứ đồng lương nào.

Chị Lê Thanh Bình - kế toán viên, Tổ trưởng Tổ Công đoàn tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, từ tháng 5/2021 đến tháng 12/2021, Bệnh viện Tuệ Tĩnh chỉ trả 50% lương cho người lao động, riêng tháng 12, không chi trả bất cứ khoản tiền nào.
Chị Lê Thanh Bình - kế toán viên, Tổ trưởng Tổ Công đoàn tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, từ tháng 5/2021 đến tháng 12/2021, Bệnh viện Tuệ Tĩnh chỉ trả 50% lương cho người lao động, riêng tháng 12, không chi trả bất cứ khoản tiền nào.

“Sau nhiều lần kêu cứu, gửi đơn, cuối tháng 11 vừa qua, mặc dù lãnh đạo Học viện đã làm việc với Bộ Y tế và các ban ngành để giải quyết quyền lợi cho hơn 160 y bác sĩ tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, phía bệnh viện chưa nhận được một động thái nào từ các lãnh đạo. Thậm chí, tiền lương tháng 12 vẫn còn nợ 100%. Gần 2 tháng qua, sau khi Bộ Y tế và các ban ngành vào cuộc, chúng tôi nhận được thông tin qua báo chí, rằng lãnh đạo Học viện hứa sẽ trả đủ số lương từ tháng 5 đến nay. Tuy nhiên kể từ đó, chúng tôi vẫn chưa nhận được một lời giải thích chính thức nào từ họ. Hiện tại, đã cận Tết anh chị em chúng tôi vẫn chưa có một đồng nào xoay sở" – chị Bình chia sẻ.

Cũng theo chị Bình, trong một cuộc họp giao ban gần đây, Ban giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh thông báo thời điểm hiện tại do ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên chưa tìm được nguồn thu, vì vậy chưa có tiền để trả lương tháng 11/2021 cho người lao động. Một phần là do dịch, bệnh viện không có nguồn thu, phần khác là do từ năm 2019, Ban giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh tự ý xin chủ trương từ bệnh viện công sang tự chủ. Chính vì thế, 100% nguồn thu và hỗ trợ của bệnh viện đều đến từ lượng bệnh nhân đến khám.

Cán bộ công đoàn này cũng cho biết thêm, hàng ngày các anh chị em mặc dù rất bức xúc nhưng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Những ngày qua, khi bệnh viện tiến hành tiêm chủng vaccine cho thân nhân cán bộ của Học viện, các y bác sĩ vẫn không hề lơ là nhiệm vụ. “Cách đây 2 tuần, chúng tôi đã làm đơn xin nghỉ phép để ra ngoài kiếm thêm thu nhập phụ gia đình lo Tết chu toàn nhưng, lãnh đạo bệnh viện không đồng ý vì Bệnh viện không có người làm. Công tác tại bệnh viện 13 năm, mức lương tôi nhận được từ tháng 6/2019 đến tháng 4/2021 chỉ 4,8 triệu đồng/tháng. Từ tháng 5/2021 sau khi bị cắt giảm, số tiền nhận về sau khi trừ tiền bảo hiểm chỉ còn 2,3 triệu đồng/tháng. Trong mùa dịch đã khó khăn, nay càng khó khăn hơn. Chồng tôi gần như không có việc làm trong mùa dịch, mọi chi phí sinh hoạt, học tập của 3 con nhỏ đều phụ thuộc vào thu nhập của tôi. Thế nhưng, nhiều tháng nay, vợ chồng tôi phải chật vật xoay xở, nhờ đến sự hỗ trợ từ 2 bên gia đình nội ngoại” – chị Bình chia sẻ.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần