Bom tấn Na Tra 2 đạt thành tích khủng: hơn cả một tác phẩm điện ảnh
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Tân Hoa Xã, Ivica Bakota, nhà Hán học người Croatia và là phó giáo sư tại Đại học Sư phạm Thủ đô, Bắc Kinh, nhận định doanh thu phòng vé kỷ lục của phim hoạt hình "Na Tra 2" đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc, đồng thời khẳng định tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của văn hóa nước này.
Bakota chia sẻ: "Thành công của 'Na Tra 2' không chỉ là dấu ấn của điện ảnh Trung Quốc mà còn thể hiện khả năng truyền tải các câu chuyện dựa trên thần thoại và lịch sử Trung Hoa, thu hút khán giả trong nước lẫn quốc tế, bao gồm cả phương Tây".

Theo Bakota, thành công của "Na Tra 2" còn chứng minh Trung Quốc đã có thể sản xuất các phim bom tấn ngang tầm Hollywood, tìm được cách kết nối với khán giả toàn cầu. Ông nhấn mạnh thế hệ trẻ phương Tây ngày càng đón nhận phim Trung Quốc như những câu chuyện hấp dẫn và lôi cuốn.
Theo số liệu từ nền tảng bán vé Maoyan, "Na Tra 2" đã trở thành bộ phim đầu tiên không phải của Hollywood vượt mốc 2 tỷ USD doanh thu toàn cầu, trong đó bao gồm cả doanh thu từ các đợt bán vé trước. Bộ phim cũng vượt qua "Inside Out 2" của Disney để trở thành phim hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời đại.
Bên cạnh đó, "Na Tra 2" còn đạt nhiều thành tựu ấn tượng khác, như trở thành bộ phim đầu tiên đạt doanh thu 1 tỷ USD tại một thị trường và là phim không phải của Hollywood lọt vào "câu lạc bộ tỷ đô".
Với kinh nghiệm nhiều năm theo dõi ngành điện ảnh Trung Quốc, Bakota cho rằng những thành công này không phải điều bất ngờ. Ông cho biết: "Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều vào điện ảnh trong suốt thập kỷ qua. Và việc một tác phẩm tầm cỡ như 'Na Tra: Ma đồng náo hải' vươn ra thế giới chỉ là vấn đề thời gian".
Ngoài ra, Bakota nhấn mạnh thành công của "Na Tra 2" còn thể hiện sự gia tăng ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. "Ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đang ngày càng mạnh mẽ, và tôi tin rằng nó sẽ còn tiếp tục lan tỏa," ông nói, đồng thời cho rằng văn hóa Trung Hoa được hỗ trợ bởi nền kinh tế vững mạnh cùng lịch sử và văn minh hàng nghìn năm.

Trung Quốc công bố mục tiêu quan trọng về cải thiện việc làm
Kinhtedothi - Chính phủ kỳ vọng sẽ tạo ra đủ việc làm để đáp ứng số lượng sinh viên ra trường trong năm nay, dự kiến đạt mức kỷ lục 12,2 triệu người.

Kinh tế Trung Quốc đối mặt thách thức lớn
Kinhtedothi - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc giảm xuống mức âm trong tháng 2, lần đầu tiên kể từ đầu năm 2024. Điều này cho thấy nguy cơ giảm phát gia tăng khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tiếp tục suy yếu nhu cầu tiêu dùng.

Trung Quốc đẩy mạnh đào tạo nhân tài trí tuệ nhân tạo
Kinhtedothi - Đây là bước đi chiến lược nhằm củng cố vị thế thống lĩnh của Trung Quốc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.