Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

BOT phải xả trạm nếu ùn tắc từ 700m trở lên: Có thực sự mang đến hiệu quả

Kinhtedothi - Bộ GTVT đã có chỉ đạo các trạm BOT phải xả trạm khi ùn tắc xảy ra từ 700m trở lên. Tuy nhiên, liệu cách là này có được thực hiện nghiêm túc và có thực sự mang đến hiệu quả?
Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu các nhà đầu tư BOT về phương án đảm bảo ATGT, giải tỏa ùn tắc tại các trạm thu giá trong thời gian tới. Theo chỉ đạo của Bộ GTVT, để đảm bảo tình hình giao thông tại khu vực các trạm thu giá được thông suốt và an toàn, tất cả các Trạm BOT khi xảy ra ùn tắc từ 700m trở lên vì bất kỳ lý do gì thì các nhà đầu tư đều phải tiến hành xả trạm để thông xe.
 Bộ GTVT yêu cầu các trạm BOT phải xả trạm khi ùn tắc từ 700m trở lên (Ảnh: Nguyễn Thành)
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Huyện – Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, vào thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nếu việc ùn ứ trên QL1, đoạn qua các trạm thu giá BOT xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc lưu thông, đi lại của người dân. Ngoài ra, ông Huyện cũng bày tỏ lo ngại tình trạng tài xế sử dụng tiền lẻ để qua các trạm BOT có thể xảy ra gây ùn tắc giao thông. Do đó, người đứng đầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng các tài xế không nên sử dụng các biện pháp tiêu cực này vì điều đó sẽ gây ảnh hưởng tới nhiều người, đặc biệt có nhiều người có công việc và nhu cầu cần đi lại nhanh chóng.
Để đối phó với tình trạng trên, ông Huyện cho biết phía Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã chỉ đạo các trạm BOT lắp riêng hai làn xe ở lề đường để giải quyết những trường hợp tài xế thắc mắc, phản ứng về trạm thu giá. Nếu lái xe nào có nhu cầu thắc mắc sẽ được mời đi vào làn đó để giải quyết.
Ông Huyện cho biết thêm, hiện nay các trạm BOT đã cắm biển “cấm dừng xe quá 5 phút” đồng thời Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã cử 7 đoàn công tác đến làm việc với các trạm BOT và các địa phương có trạm thu giá BOT về phương án tăng cường tuyên truyền, xử lý những trường hợp lái xe cố tình gây ách tắc giao thông tại các trạm thu giá trong dịp Tết Mậu Tuất 2018. Tất cả đều nhằm mục đích đảm bảo giao thông thông suốt, phục vụ người dân đi lại thuận lợi, nhanh chóng.
Nhận định về yêu cầu của Bộ GTVT đối với các trạm BOT về việc phải xả trạm khi ùn tắc từ 700m trở lên, ông Huyện cho rằng, để đảm bảo các trạm thu giá thực hiện nghiêm chỉ đạo này, Bộ GTVT và Tổng cục Đường bộ Việt Nam cần có biện pháp giám sát cụ thể, hiệu quả. Bởi trước đó, Bộ GTVT cũng từng có văn bản yêu cầu các trạm phải xả khi ùn tắc xảy ra nhưng trên thực tế nhiều nhà đầu tư vẫn cố tình không chịu xả trạm khiến cho ùn tắc trở nên nghiêm trọng.
Thậm chí, ông Nguyễn Văn Huyện còn cho rằng, tại một số tuyến đường có trạm BOT, các lái xe đã chuẩn bị sẵn phương án để gây ùn tắc giao thông như cố tình tạo ra tình huống va chạm xe ở điểm cách xa trạm thu giá nhằm gây khó khăn cho các phương tiện khác trong quá trình di chuyển qua các trạm.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

04 Jul, 03:28 PM

Kinhtedothi - Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ... về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ