Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bước tiến nông thôn mới nâng cao ở huyện Quốc Oai

Kinhtedothi - Với việc có thêm 3 xã được UBND TP Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, huyện Quốc Oai đã tiến gần đến việc hoàn thành chỉ tiêu về số xã nông thôn mới nâng cao của giai đoạn 2021 - 2025 sớm trước 1 năm.
Người dân khám sức khoẻ tại Trạm Y tế xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai).

6 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Năm 2015, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Ngọc Mỹ (huyện Quốc Oai) vui mừng đón nhận bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đây cũng là một trong những địa phương đầu tiên của huyện Quốc Oai có được thành tích này.

Xác định xây dựng nông thôn mới không có điểm dừng, từ năm 2016 đến nay, xã Ngọc Mỹ tiếp tục huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, hướng đến mục tiêu đưa địa phương đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Khoảng 157 tỷ đồng đã được địa phương huy động để hoàn thiện và nâng cao 19 tiêu chí, trong đó có gần 12 tỷ đồng là nguồn vốn xã hội hoá trong nhân dân.

Bí thư Đảng uỷ xã Ngọc Mỹ Nguyễn Xuân Tuyến cho biết, với sự quan tâm, đầu tư của TP Hà Nội và huyện Quốc Oai, sự chung sức, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân, diện mạo của địa phương đã có nhiều đổi thay tích cực. Cơ sở hạ tầng đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của người dân.

“Vừa qua, xã Ngọc Mỹ đã được UBND TP Hà Nội trao bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Nhân dân hai thôn trên địa bàn xã cùng cấp uỷ, chính quyền rất phấn khởi. Đây là niềm vinh dự lớn của địa phương, là thành quả từ ý Đảng, lòng dân…” - ông Nguyễn Xuân Tuyến nhấn mạnh.

Cùng với xã Ngọc Mỹ, trong quý II/2024, hai xã khác của huyện Quốc Oai là Sài Sơn và Nghĩa Hương cũng đã được UBND TP Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Theo đó đến nay, huyện Quốc Oai đã có tổng số 6 xã về đích nông thôn mới nâng cao. Trước đó, 3 xã đã được công nhận đạt chuẩn là: Phú Cát, Đại Thành và Tân Hoà.

Cơ sở vật chất trường học tại huyện Quốc Oai được đầu tư nâng cấp ngày một hiện đại, đáp ứng yêu cầu dạy và học.

Phấn đấu về đích sớm trước 1 năm

Xây dựng nông thôn mới là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng được nêu trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quốc Oai khoá XXIII nhiệm kỳ 2021 - 2025. Theo đó, toàn huyện phấn đấu có 8 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đến năm 2025.

Trong năm 2024, huyện Quốc Oai phấn đấu đưa 2 xã Cấn Hữu và Ngọc Liệp về đích nông thôn mới nâng cao; từ đó hoàn thành chỉ tiêu xây dựng xã nông thôn mới nâng cao của cả giai đoạn 2021 - 2025 sớm trước 1 năm so với kế hoạch đề ra.

Phó Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Phạm Quang Tuấn cho biết, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, địa phương luôn xác định người dân là chủ thể. Chính vì vậy, việc triển khai thực hiện luôn bảo đảm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra - giám sát và dân thụ hưởng”.

“Nhờ chủ trương đó, các phong trào thi đua mà địa phương phát động luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ lớn của các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt là trong nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông, hoàn thiện thiết chế văn hoá, xây dựng cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn” - ông Phạm Quang Tuấn chia sẻ thêm.

Để hoàn thành chỉ tiêu số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao sớm trước 1 năm theo nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, Quốc Oai đang tập trung ưu tiên nguồn lực để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các xã theo kế hoạch về đích năm 2024. Đồng thời, phân công cán bộ các phòng ban phụ trách các tiêu chí bám sát cơ sở để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm hoàn thành tiêu chí theo đúng lộ trình đề ra. 

 

Bên cạnh mục tiêu về số xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao, trong giai đoạn 2021 - 2025, huyện Quốc Oai phấn đấu có 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Hiện, trên địa bàn huyện đã có xã Phú Cát về đích nông thôn mới kiểu mẫu. Trong năm 2024, huyện phấn đấu có thêm hai xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu gồm Ngọc Mỹ và Sài Sơn.

Bảo vệ chỉ tiêu môi trường trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bảo vệ chỉ tiêu môi trường trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

5 năm thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội

31 Mar, 05:16 AM

Kinhtedothi - Công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Chính vì vậy, nhiều chủ trương lớn về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được Đảng ta đặc biệt chú trọng, trong đó có Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội phê duyệt “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”. Cùng với các tỉnh, TP của cả nước, Hà Nội đã tích cực tổ chức triển khai, ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, đưa Nghị quyết số 88 thấm nhuần vào cuộc sống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ