Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bước tiến quản lý tài sản

Kinhtedothi - Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh vừa có đề xuất Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc số hóa sổ hồng, tích hợp vào căn cước công dân để thuận tiện quản lý. Đề xuất này ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của đông đảo người dân.

Thời gian qua, câu chuyện “nhập nhèm” trong cấp cấp sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc sổ hồng (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất) xảy ra ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Với những sai phạm có thể dễ dàng nhận diện, như: cấp sai thông tin về cá nhân của người được cấp, thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ đăng ký; cấp sai diện tích đất trên sổ không đúng với thực tế; cấp sai nguồn gốc đất khi không đủ điều kiện về sử dụng đất; hay cấp sai mục đích sử dụng đất trên sổ không đúng với thực tế hoặc quy hoạch...

Điều đó dẫn đến hậu quả là sau khi bị thanh tra thì các cơ quan quản lý Nhà nước buộc phải thu hồi Giấy chứng nhận, đính chính sai sót hoặc phải hủy Giấy chứng nhận trong trường hợp có bản án của Tòa án tuyên... Chính những sai sót này đã dẫn đến hệ lụy là tranh chấp, khiếu kiện thường xuyên xảy ra giữa các cá nhận, hộ gia đình với nhau hoặc giữa cá nhân, hộ gia đình với Nhà nước (khi Nhà nước thực hiện giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để phục vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội).

Việc cấp sai Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng làm phá vỡ quy hoạch đô thị, nông thôn dẫn đến xây dựng trái phép, sai quy hoạch; đất rừng, đất nông nghiệp bị chuyển đổi sai mục đích có thể gây tác động xấu đến môi trường và an ninh lương thực...

Trước thực trạng nêu trên, mới đây Viện Kinh tế Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh vừa có đề xuất Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Môi trường về việc số hóa sổ hồng, tích hợp vào căn cước công dân (CCCD) để thuận tiện quản lý. Theo đánh giá từ các chuyên gia, việc đề xuất cấp sổ hồng điện tử tích hợp với CCCD là một bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và quản lý tài sản tại Việt Nam.

Bởi lẽ, điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người dân khi không cần bảo quản giấy tờ vật lý, giảm rủi ro thất lạc, hư hỏng; thông tin quyền sở hữu nhà đất được tích hợp vào CCCD gắn chip, dễ tra cứu, giao dịch. Trong khi đó, Nhà nước cũng nâng cao được hiệu quả trong công tác quản lý, đồng bộ được hệ thống thông tin về đất đai, môi trường, an ninh, tư pháp... và hạn chế tình trạng làm giả sổ hồng, mua bán nhà đất không minh bạch.

Bên cạnh đó, việc tích hợp trên hệ thống nền tảng số còn giúp giảm chi phí in ấn, lưu trữ hồ sơ giấy, rút ngắn quy trình cấp sổ và thủ tục liên quan. Quan trọng hơn cả, đây là một bước quan trọng để thúc đẩy Chính phủ số, nhằm cụ thể hóa Đề án 06 (Quyết định 06/QĐ-TTg về phát triển dữ liệu dân cư, định danh điện tử), góp phần xây dựng hệ thống giao dịch điện tử bất động sản trong tương lai.

Tuy nhiên, đề xuất này cũng tiềm ẩn những thách thức và rủi ro, bởi hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam chưa thực sự đồng bộ, dữ liệu đất đai còn phân tán, chưa số hóa đầy đủ. Nếu không bảo đảm an ninh mạng, dữ liệu cá nhân có thể bị rò rỉ, lợi dụng, nên dễ dẫn đến việc người dân lo ngại việc tích hợp quá nhiều thông tin vào CCCD; và nhóm người cao tuổi hoặc người dân vùng sâu, vùng xa còn hạn chế trong việc tiếp cận công nghệ có thể sẽ có những phản ứng trái chiều. Đồng thời, nếu áp dụng vào thực thế còn đòi hỏi phải có sự điều chỉnh về khung pháp lý, sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến Luật Đất đai, Luật Cư trú, Luật Giao dịch điện tử…

Vì vậy, đề xuất cấp sổ hồng điện tử tích hợp với CCCD là một xu hướng tất yếu trong quá trình chuyển đổi số, giúp tăng cường hiệu quả quản lý và tiện ích cho người dân. Tuy nhiên, cần có lộ trình phù hợp, bảo đảm hạ tầng, pháp lý và nhận thức xã hội để triển khai hiệu quả, bền vững.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lắng nghe để phục vụ tốt hơn

Lắng nghe để phục vụ tốt hơn

29 May, 05:04 AM

Kinhtedothi - Hà Nội công khai “số điện thoại đường dây nóng, Zalo, Viber” để kịp thời tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP.

Gỡ rào cản hành chính cho doanh nghiệp

Gỡ rào cản hành chính cho doanh nghiệp

27 May, 06:00 AM

Kinhtedothi - Công điện số 69/CĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung hoàn thành rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), đặt ra con số cụ thể: Cắt giảm ít nhất 30% thời gian giải quyết TTHC, 30% chi phí tuân thủ TTHC, 30% điều kiện kinh doanh trong năm 2025 và tiếp tục cắt giảm mạnh trong những năm tiếp theo… thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 68-NQ/TW và Nghị quyết số 66/NQ-CP.

Vì sự tiến bộ của người học

Vì sự tiến bộ của người học

26 May, 05:07 AM

Kinhtedothi - Học sinh vi phạm kỷ luật chỉ bị nhắc nhở hoặc viết bản kiểm điểm, thay vì nặng nhất là đình chỉ học như hiện nay. Nội dung trên nằm trong dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến và nhận được nhiều quan điểm trái chiều.

Tội ác cần phải nghiêm trị

Tội ác cần phải nghiêm trị

23 May, 05:03 AM

Kinhtedothi - Nhiều đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả, thực phẩm chức năng giả bị triệt phá liên tiếp trong thời gian qua. Vấn đề này đang làm “nóng” nghị trường, đại biểu Quốc hội đã chỉ ra rằng, việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh phải được xem như một tội ác và phải được xếp ngang với tội giết người.

Để thị trường bất động sản minh bạch, bền vững

Để thị trường bất động sản minh bạch, bền vững

22 May, 04:56 AM

Kinhtedothi - Đề xuất thí điểm mô hình trung tâm giao dịch bất động sản (BĐS) do Nhà nước quản lý của Bộ Xây dựng là một trong những giải pháp quan trọng trong lộ trình số hóa giao dịch, đồng thời là bước tiến mới để giúp thị trường phát triển minh bạch, bền vững và chuyên nghiệp hơn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ