Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Buôn lậu vàng lại “nóng”

Kinhtedothi - Liên tục trong nhiều tháng qua, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới luôn ở mức cao, trên 4 triệu đồng/lượng. Dù nhu cầu vàng trong nước hiện không lớn, tuy nhiên, mức chênh lệch siêu khủng này đang là một trong những nguyên nhân khiến vàng lậu vẫn còn “đất sống”...
Mức chênh lệch phi lý

Tuần qua, dù giảm mạnh theo đà lao dốc của giá vàng thế giới, giá vàng SJC vẫn ở mức 34,95 triệu đồng/lượng, cao hơn giá vàng thế giới khoảng 5,7 triệu đồng/lượng. Với mức chênh lệch phi lý này, Việt Nam được coi là quốc gia có giá vàng đắt nhất thế giới.

Theo tính toán, nếu vận chuyển trót lọt 1kg vàng lậu, giới buôn lậu có thể thu lợi hàng trăm triệu đồng. Số lãi này có thể "siêu khủng" khi đa số các sản phẩm vàng bán ra thị trường đã được pha chế, giảm tuổi vàng.
Khách hàng giao dịch vàng miếng tại Sacombank.     Ảnh: Trần Việt
Khách hàng giao dịch vàng miếng tại Sacombank. Ảnh: Trần Việt
Sau thời gian ngắn thôi "nổi sóng", mới đây, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47), Công an tỉnh Điện Biên phối hợp với các lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ một vụ buôn lậu 15kg vàng qua biên giới do 2 đối tượng vận chuyển trong cốp xe gắn máy. Giá trị của số vàng lậu này ước tính khoảng hơn 16 tỷ đồng. Cả hai đối tượng đều khai nhận đã sang tỉnh Udomxay của Lào để mua vàng về bán kiếm lợi bất chính.

Trước đó, vào cuối tháng 5, Công an TP Đà Nẵng đã bắt giữ 2 nghi phạm cùng 11 thỏi vàng khối, trị giá 10 tỷ đồng để phục vụ cho công tác điều tra đường dây buôn lậu vàng xuyên quốc gia…

Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, một chuyên gia kinh tế cho biết, khi thị trường vàng trong nước và thế giới không liên thông, người thiệt thòi đầu tiên là người dân mua vàng vì phải mua đắt. Sau nữa, chênh lệch giá vàng sẽ gây nhiều nguy cơ, nhất là nguy cơ mang vàng lậu về Việt Nam để thu lợi bất chính.

Hết cửa “hợp pháp hóa” vàng lậu?

Trước đây, đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã khẳng định, khả năng "hợp pháp hóa vàng lậu" là không thể xảy ra. Cơ quan này quản lý máy dập SJC 24/24 giờ, kể cả giữa ca nghỉ ăn trưa cũng phải niêm phong nên khả năng vàng lậu chui vào máy dập thành vàng SJC là không thể.

Đồng ý với quan điểm này, một chuyên gia kinh tế cho rằng, với quy trình kiểm soát nghiêm ngặt việc gia công vàng SJC, đúng là vàng lậu sẽ khó có cửa lọt lưới để dập thành vàng SJC nhưng cũng cảnh báo, không vào được máy dập SJC không có nghĩa là vàng lậu không có cửa để "hợp pháp hóa". Hiện, nhiều DN vàng vẫn phải mua vàng nguyên liệu trôi nổi trên thị trường, việc kiểm soát vàng nguyên liệu để sản xuất vàng nhẫn, vàng trang sức và cả vàng miếng các thương hiệu khác ngoài SJC... vẫn rất khó khăn.

Trong một văn bản gửi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam kiến nghị NHNN cho phép DN được nhập khẩu vàng nguyên liệu để tránh nguy cơ tiếp tay cho buôn lậu vàng. Theo ước tính của Hiệp hội Kinh doanh vàng, nhu cầu nhập khẩu vàng nguyên liệu hàng năm cho sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ ở Việt Nam khoảng 15 - 20 tấn/năm. Nếu NHNN cho phép DN nhập khẩu vàng nguyên liệu sẽ góp phần giảm được chênh lệch giá vàng cũng như hạn chế nguy cơ nhập lậu vàng, kể cả vàng trang sức, mỹ nghệ.

 Được biết, trước đề xuất của các DN, đại diện NHNN cho biết, đang tổng hợp, rà soát hồ sơ của DN để xem xét cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu sản xuất vàng trang sức. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa DN nào nhận được giấy phép nhập khẩu.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ngân hàng tăng biện pháp bảo vệ khách hàng

Ngân hàng tăng biện pháp bảo vệ khách hàng

01 Jul, 07:31 AM

Kinhtedothi - Nhằm tuân thủ lộ trình chuyển đổi thẻ nội địa từ công nghệ từ sang công nghệ chip theo quy định của NHNN, từ hôm nay 1/7, nhiều ngân hàng thương mại chính thức ngừng hỗ trợ giao dịch bằng thẻ từ.

Từ 1/7, giảm 50% hàng loạt khoản phí, lệ phí nhiều lĩnh vực quan trọng

Từ 1/7, giảm 50% hàng loạt khoản phí, lệ phí nhiều lĩnh vực quan trọng

01 Jul, 07:21 AM

Kinhtedothi- Từ ngày 1/7/2025, gần 50 khoản phí, lệ phí chính thức giảm 50% nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh. Đây là nội dung quan trọng tại Thông tư số 64/2025/TT-BTC vừa được Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn ký ban hành tối 30/6.

Tỷ giá USD hôm nay 1/7: thị trường tự do tăng mạnh

Tỷ giá USD hôm nay 1/7: thị trường tự do tăng mạnh

01 Jul, 06:49 AM

Kinhtedothi - Tỷ giá USD hôm nay 1/7, thị trường tự bất ngờ đảo chiều tăng mạnh so với phiên trước. Các ngân hàng thương mại cũng tăng giá mua - bán đồng USD so với trước đó. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 25.052 đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ