Theo truyền thống, cúng ông Công ông Táo là ngày 23 tháng Chạp hàng năm (tức ngày 23/12 Âm lịch). Nhưng trên thực tế, các gia đình có thể lựa chọn thời điểm cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp.
Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị tại hồ Hoàng Cầu, nhiều người dân đã chủ động làm lễ cúng trước và đi thả cá theo quan niệm dân gian, để cá là phương tiện các Táo chầu trời.
Cụ thể, người miền Bắc thường chuẩn bị 3 con cá chép đỏ sống bơi trong chậu nước với quan niệm “cá chép hóa rồng” đưa các Táo về trời. Những con cá chép này sẽ được thả ra các ao hồ hoặc sông sau khi làm lễ cúng.
Hình ảnh người dân đi thả cá chép tại hồ Hoàng Cầu sáng ngày 24/1.
Nếu như nhiều người lựa chọn khay, bát tô để đựng cá đi thả thì nhiều người vẫn sử dụng túi nilong.
Sau nhiều lần lên tiếng về ô nhiễm của túi nilong, người dân đã chủ động thu gọn túi sau khi thả cá để tránh ảnh hưởng đến môi trường.
Tuy nhiên, sau cúng ông Công ông Táo người dân có thói quen tỉa chân nhang cùng với tàn tro và mang ra thả xuống hồ cùng lúc thả cá. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Hình ảnh tàn tro được người dân thả xuống hồ Hoàng Cầu sáng ngày 24/1.
Đáng chú ý, môi trường sống của cá đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thậm chí, cá đã chết ngửa bụng ngay sau khi được phóng sinh.
Bát hương cũng được người sân thả xuống hồ... Chia sẻ với phóng viên, chị Hoàng Thị Trang (Đống Đa) cho biết, việc ném túi tro, tàn nhang gây mất mỹ quan, đặc biệt việc vừa thả cá vừa ném túi tro, tàn nhang sẽ làm môi trường sống của cá bị ô nhiễm
Cá chép vừa được thả phải chung sống với bát hương bên dưới lớp tro tàn.
Người dân Thủ đô có thói quen thả cá chép kèm theo tro hương nên đã khiến một góc hồ Hoàng Cầu bị ô nhiễm nghiêm trọng.