Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhà hát Chèo Hà Nội sắp công diễn vở “Chuyện chú Cuội – cây đa”

Kinhtedothi – Vở chèo thiếu nhi “Chuyện chú Cuội – cây đa” sẽ được Nhà hát Chèo Hà Nội công diễn ra vào 20 giờ ngày 15/7/2025 tại rạp Đại Nam - 89 Phố Huế, Hà Nội.

Vở chèo “Chuyện chú Cuội – cây đa” là tác phẩm do Nhà hát Chèo Hà Nội dàn dựng nhằm thực hiện Đề án “Giới thiệu và biểu diễn các vở diễn được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam và thế giới có trong chương trình giáo dục phổ thông tại các trường học của TP Hà Nội giai đoạn 2022 – 2030” theo Quyết định 3871/QĐ-UBND ngày 14/10/2022 của UBND TP Hà Nội.

Vở chèo “Chuyện chú Cuội – cây đa” sẽ được công diễn chính thức ngày 15/7. Ảnh: Nhà hát Chèo Hà Nội

Tác phẩm bắt đầu được thực hiện từ đầu tháng 6/2025 với sự tham gia của ê kíp gồm tác giả kịch bản: Lê Chí Trung; chuyển thể và đạo diễn chèo: Quang Biên; âm nhạc: Tất Trọng; thiết kế mỹ thuật: Nguyễn Thành; biên đạo múa: Phùng Khải; chỉ đạo nghệ thuật: NSND Thu Huyền…

Chú Cuội, cây đa là tích truyện đã có từ hàng ngàn năm nay của Việt Nam. Cuội, cây đa ngoài hình thức chuyện kể, chuyện cổ còn được phỏng thơ, viết thành nhạc hay truyện tranh thiếu nhi hấp dẫn các em nhỏ.

Mỗi dịp Trung thu, hình ảnh chú Cuội thường gắn với chị Hằng, với ông trăng tròn vành vạnh, luôn cuốn hút các em thiếu nhi. Từ câu chuyện chú Cuội, cây đa là những bài học đầy ý nghĩa cho trẻ thơ về lòng yêu thương, đức tính thật thà và sự bao dung, yêu người.

Vẫn với nội dung và những bài học đó, qua nhào nặn của ê kíp Nhà hát Chèo Hà Nội đã khiến câu chuyện trở lên dung dị, hấp dẫn, sâu sắc với nhiều bài học quý giá. Xen vào đó là những màn pha trò đầy hài hước, vui nhộn trên sân khấu.

Vở chèo “Chuyện chú Cuội – cây đa” mang lại nhiều bài học sâu sắc cho trẻ em. Ảnh: Nhà hát Chèo Hà Nội

Sau khi tổng duyệt ngày 9/7, Hội đồng nghệ thuật đã đánh giá rất cao vở diễn. Đặc biệt các khán giả nhí đã rất hào hứng xem và cổ vũ nhiệt tình cho những người bạn thân quen trên sân khấu.

Được biết, sau khi công diễn, vở chèo “Chuyện chú Cuội - cây đa” sẽ được biểu diễn ở nhiều trường học phổ thông trên địa bàn Hà Nội, giúp học sinh tiếp cận và hiểu hơn về các tác phẩm văn học nước nhà.

“Chuyện chú Cuội - cây đa” có sự tham gia của các nghệ sĩ, diễn viên tài năng của Nhà hát Chèo Hà Nội như: Xuân Vượng, NSƯT Hồng Nam, Thế Hoan, NSƯT Thu Hằng, Đặng Hà, Xuân Huynh, Xuân Trường, Thu Hà, Huyền Trang, Thúy Nga…

Quan Âm Thị Kính trở lại, tiếng trống chèo rộn rã Rạp Đại Nam

Quan Âm Thị Kính trở lại, tiếng trống chèo rộn rã Rạp Đại Nam

Giữ mạch nguồn di sản Hội hát chèo tàu Tổng Gối

Giữ mạch nguồn di sản Hội hát chèo tàu Tổng Gối

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đợi chờ và hy vọng...

Đợi chờ và hy vọng...

13 Jul, 06:19 AM

Kinhtedothi - Ý tưởng về mô hình Khu Phát triển thương mại - văn hóa đang dần được định hình rõ nét trong hành trình hiện thực hóa khát vọng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại. Người Hà Nội tin mô hình ấy sẽ bảo tồn những căn tính cộng đồng khi thương hiệu địa phương không còn là tên hành chính…

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

Bài 3: Bệ phóng từ Luật Di sản văn hóa 2024

13 Jul, 06:17 AM

Kinhtedothi - Luật Di sản văn hóa 2024 đã thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa, di sản văn hóa. Trong đó điểm nhấn quan trọng của Luật là chủ trương phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn cho chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

Việt Nam có di sản văn hóa thế giới thứ 9

12 Jul, 08:19 PM

Kinhtedothi - Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đây là di sản văn hóa thế giới thứ 9 của Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ