Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cà Mau: Nghề làm tôm khô - Dấu ấn tiền nhân nơi vùng đất hào sảng

Kinhtedothi – Trong rất nhiều sản vật đặc trưng của vùng đất cuối trời Nam, tôm khô với nghề làm ra nó vị trí rất đặc biệt, bởi tuổi đời đã hơn trăm năm in đậm dấu chân của tiền nhân mở đất.

Ông Trần Hiếu Hùng Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết: Chúng tôi đang hoàn tất hồ sơ trình Bộ VHTT&DL để công nhận Nghề làm tôm khô Cà Mau là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Sản vật độc đáo của xứ Cà Mau hào sảng

Tôm khô Cà Mau mang một hương vị riêng khác lạ, được hòa trộn từ vị ngọt của đất, vị mặn của biển, hình thành dưới ánh nắng tự nhiên của trời. Nếm thử, sẽ thấy trong đó còn có cái tình của người Cà Mau hào sảng dễ thương.

Nghề làm tôm khô ở Cà Mau mang dấu ấn truyền thống từ trăm năm  trước

Tôm khô phổ biến trong các bữa ăn gia đình Việt, bởi hương vị đặc trưng, dễ chế biến được nhiều món ăn, thậm chí có thể ăn ngay mà không cần phải nấu lại hay chế biến cầu kỳ. Sở dĩ tôm khô Cà Mau được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng bởi con tôm Cà Mau sinh trưởng trong môi trường sinh thái đặc thù, phù sa màu mỡ nên thịt chắc và ngọt, có màu đỏ tự nhiên.

Vùng Cà Mau sông nước, bờ biển dài, nên có rất nhiều loại tôm để làm món tôm khô: Tôm sú sông, tôm sú biển, tôm thẻ, tôm bạc, tôm đất, tôm thẻ chân trắng…. Nhưng tôm để làm món tôm khô ngon nhất phải là tôm đất. Thời điểm cận tết, 1 kg tôm khô làm từ tôm đất loại ngon nhất có thể 1.500.000 đến 1.700.000 đồng/kg. Tôm đất là sản vật tự nhiên của vùng đất nước lợ, không thể nhân giống và nuôi được, nên sản lượng tôm khô luôn tùy thuộc vào thiên nhiên. Bởi vậy, người Cà Mau khi đãi khách quý là phải chọn loại tôm khô này.

Mặc dù giá “chát” nhưng giới sành ăn trong ngoài nước cũng thường chọn loại tôm khô từ tôm đất, bởi nó rất ngọt và mềm, thơm và dai hơn bất kỳ loại tôm nào khác làm tôm khô.

Trăm năm dấu ấn làng nghề

Nghề đánh bắt tôm đã hình thành ở Cà Mau qua hàng trăm năm, từ khi những lưu dân đầu tiên tìm đến vùng đất này khai hoang, mở cõi, dựng làng, lập ấp. Trong đời sống dân gian Cà Mau từ xưa đã hình thành câu ca dao:

“Cha chài, mẹ lưới, con câu

Chàng rễ đóng đáy, con dâu ngồi nò”

Tôm được nuôi quản canh, thâm canh. Nhưng  tôm khô ngon và đắt nhất là tôm đất được đánh bắt từ môi trường tự nhiên, loài tôm này chưa thể nuôi hoặc gây giống.

Theo thời gian, nghề làm tôm khô được cư dân Cà Mau duy trì và phát triển từ thời khai rừng mở đất. Thuở ấy, tôm cá nhiều đến nổi không thể ăn hết cùng lúc mà phải bảo quản để dùng dần những ngày mưa bão. Lâu dần, cái ngon từ tôm cá khô đã hấp dẫn hơn nhiều so với các món tôm - cá tươi, đã hình thành nên một nghề mới ở xứ Cà Mau: Làm tôm – cá khô.

Ở Cà Mau, nói đến làm tôm khô, hầu như bất cứ người phụ nữ nội trợ nào cũng có thể làm được. Nhưng để có món tôm khô ngon nhất để đãi khách quý, thì đòi hỏi phải dày công, tỷ mẫn khi thực hiện từ các khâu: Chọn nguyên liệu, luộc, phơi khô, bóc vỏ, bảo quản.

Tôm đất, sản vật trứ danh xứ Cà Mau để làm nên tôm khô ngon nhất.

Bảo tồn

Theo hồ sơ của Sở VHTT&DL tỉnh Cà Mau: Thông tin từ các tư liệu ghi chép lại cho thấy, người dân Cà Mau đã biết cách bảo quản con tôm bằng phương pháp phơi khô từ hàng trăm năm qua.

Các phương thức đánh bắt, khai thác con tôm trong tự nhiên theo phương pháp truyền thống từ xa xưa: Xây nò; Đặt đó; Cất vó; Đặt lú; Chài lưới; Đi trễ; Đóng đáy…

Cuối thế kỷ XVII, Cà Mau là mảnh đất cuối cùng trên con đường Nam tiến mở mang bờ cõi của người Việt. Nơi vùng đất phần lớn là nước nhiễm mặn ven biển, sông rạch chằng chịt với hai mặt giáp biển Đông và biển Tây (Vịnh Thái Lan) tôm cá vô cùng phong phú, đa dạng nhiều vô kể. Do ăn tươi, bán tại chỗ thể hết nên người dân địa phương thường tìm cách chế biến nhằm mục đích lưu trữ để dành ăn dần hoặc bán đi nơi khác.

Nghề làm tôm khô có mặt ở nhiều địa phương của Nam Bộ, nhưng nhiều người vẫn cho rằng tôm khô ở thị trấn Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển), xã Khánh Hội (huyện U Minh) và thị trấn Năm Căn (huyện Năm Căn) của tỉnh Cà Mau là nổi tiếng hơn cả. Nơi đây, cộng đồng cư dân đã gắn bó với nghề thủ công truyền thống này từ hàng trăm năm nay.

Ở Cà Mau hiện có 2 hình thức thực hành nghề làm tôm khô. Hình thức theo truyền thống ra đời từ xa xưa, sản xuất nhỏ lẻ mang tính chất thủ công gia đình và sản xuất quy mô lớn theo dây chuyền công nghệ cao.

Tôm khô, một thực phẩm không thể thiếu của người Việt, dễ bảo quản, vận chuyển và sử dụng. Chỉ cần một chén cơm trắng, vài con tôm khô là đủ calo cho một ngày.

Cà Mau đang phát triển thương hiệu nghề làm tôm khô, dự kiến mỗi năm cung cấp cho thị trường ít nhất 50 tấn sản phẩm. Ngoài bảo tồn làng nghề truyền thống, còn giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Người Cà Mau mong muốn rằng, với truyền thống trăm năm của làng nghề, sẽ được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, ngoài việc bảo vệ thương hiệu tôm khô Cà Mau, còn là khẳng định dấu ấn của các bậc tiền nhân đã có công khai phá mở cõi.

Ông Trần Hiếu Hùng - Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Cà Mau: "Sở đang hoàn thiện những bước cuối cùng hồ sơ trình bộ đề nghị công nhận nghề tôm khô Cà Mau là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia."

Bảo tồn và phát huy nghề làm tôm khô là nguyện vọng của những nhà lãnh đạo chính quyền, quản lý văn hoá và đặc biệt là nguyện vọng chung của người dân trong tỉnh.  Đây được xem như những nguyên nhân quan trọng nhất để việc bảo tồn và phát huy nghề làm tôm khô ở Cà Mau có thể đạt được những thành công.

Cà Mau tổ chức ngày hội cua lần đầu tiên

Cà Mau tổ chức ngày hội cua lần đầu tiên

Thăng trầm vùng đất Nam Bộ xưa qua trưng bày cổ vật ở Cà Mau

Thăng trầm vùng đất Nam Bộ xưa qua trưng bày cổ vật ở Cà Mau

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nha Trang - Khánh Hòa có bến du thuyền quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Nha Trang - Khánh Hòa có bến du thuyền quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

11 May, 09:53 AM

Kinhtedothi - Bến du thuyền quốc tế Ana Marina có diện tích hơn 89 ha (gồm 68 ha mặt nước), có sức chứa 220 du thuyền, trong đó bao gồm các du thuyền 5 sao và thuyền buồm. Mới đây, Ana Marina được cấp mã cảng “VNANA" và trở thành bến du thuyền quốc tế đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam.

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Hoa Phượng Đỏ

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Hoa Phượng Đỏ

10 May, 09:40 AM

Kinhtedothi - Sáng 10/5, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ công bố Ga Hải Phòng trở thành “Điểm du lịch” và khai trương đoàn tàu chất lượng cao mang tên “Hoa Phượng Đỏ”.

Viết tiếp câu chuyện “Giữ xanh Tràng An - Giữ hồn di sản”

Viết tiếp câu chuyện “Giữ xanh Tràng An - Giữ hồn di sản”

10 May, 04:54 AM

Kinhtedothi - “Phát triển du lịch bền vững, Tràng An thực hiện theo định hướng không bê tông hóa vùng lõi di sản; không sử dụng động cơ máy, toàn bộ là con người chèo thuyền đưa du khách khám phá và đều là nhân lực tại địa phương; không can thiệp vào thủy văn và cảnh quan nguyên sơ”, đó là chia sẻ của bà Hoàng Thúy Hường - Giám đốc phát triển thị trường, Ban Quản lý Khu Du lịch sinh thái Tràng An…

Nhiều giải pháp giúp du lịch Ninh Bình "cất cánh"

Nhiều giải pháp giúp du lịch Ninh Bình "cất cánh"

09 May, 07:25 PM

Kinhtedothi - Tại hội thảo "Đưa công nghiệp văn hóa thành đòn bẩy để du lịch Ninh Bình cất cánh" diễn ra sáng 9/5, các chuyên gia cùng nhau hiến kế để du lịch Ninh Bình lên tầng cao mới, thành điểm đến hàng đầu ASEAN.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ