Kinhtedothi - Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong tháng 9/2023, cả nước xảy ra 8 vụ ngộ độc thực phẩm với 381 người bị ngộ độc, trong đó có 3 người tử vong.
Tính chung 9 tháng của năm 2023, cả nước xảy ra 80 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.356 người bị ngộ độc, trong đó có 15 người tử vong.
Bệnh nhân bị ngộ độc cá nóc điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Do đó, từ nay đến cuối năm, cơ quan chức năng tại các địa phương cần tiếp tục tăng cường thanh kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm (ATTP) đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tập trung vào cơ sở sản xuất thực phẩm ăn ngay, các cơ sở kinh doanh nước giải khát, nước đá, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể tại các trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, khu chế xuất.
Từ thanh tra, kiểm tra, phát hiện sớm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định ATTP và công khai các vi phạm trên phương tiện thông tin để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.
Kinhtedothi - Ngày 24/10, thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, chỉ trong thời gian ngắn, bệnh viện đã tiếp nhận một số trẻ phải vào cấp cứu do uống nhầm thuốc diệt chuột, thuốc trừ sâu, dầu hỏa, hóa chất tẩy rửa,…
Kinhtedothi – Sáng 21/10, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết, cơ quan này đã khởi tố vụ án hình sự "Giết người", đồng thời bắt khẩn cấp Phạm Minh Q. (14 tuổi, ngụ huyện Cái Bè) để điều tra vụ án 3 người bị thương vong nghi ngộ độc sữa xảy ra tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè.
Kinhtedothi - Sở Y tế TP Hồ Chí Minh vừa cho biết, vi khuẩn Salmonella spp đã được tìm thấy trong bệnh phẩm của hai trẻ bị ngộ độc thực phẩm sau tiệc trung thu tại chung cư Palm Heights (TP Thủ Đức).
Kinhtedothi - Dịch tả lợn châu Phi tái xuất tại Đà Nẵng, đặt ra yêu cầu cấp bách trong kiểm soát, xử lý. Ngành y tế cảnh báo nguy cơ sức khỏe, giới luật sư đề nghị xử lý nghiêm hành vi bán “thịt bệnh”, bảo vệ bữa cơm sạch và an toàn cho cộng đồng.
Kinhtedothi - Với 3 bài viết, trong các vấn đề được trình bày, chúng tôi đã phần nào làm rõ những khoảng tối tồn tại trong thời gian qua dẫn đến thực trạng thực phẩm bẩn, hàng giả hoành hành, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi người tiêu dùng và sự an toàn của xã hội. Đã đến lúc cần quyết liệt loại trừ thực phẩm bẩn, hàng giả ra khỏi đời sống.
Kinhtedothi - Trước tình hình hoạt động mua bán, vận chuyển hàng cấm, buôn lậu, sản xuất, vận chuyển, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa… diễn biến phức tạp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm trên phạm vi toàn quốc.
Kinhtedothi - Thực phẩm bẩn, hàng giả không thể ngang nhiên tồn tại, lưu thông nếu cơ quan chức năng siết chặt quản lý. Những “cánh cửa” cấp phép, kiểm tra, hậu kiểm… nhiều khi đã bị vô hiệu hóa bởi một bộ phận cán bộ thoái hóa, biến chất, bị mua chuộc hoặc ngó lơ có chủ đích. Khi người dân mua phải thực phẩm bẩn, hàng giả, đặc biệt là thuốc giả, thực phẩm chức năng (TPCN} giả, không chỉ sức khỏe bị tổn hại, tính mạng bị đe dọa, mà hơn thế, niềm tin vào thể chế, vào hệ thống quản lý Nhà nước bị tổn hại nghiêm trọng.
Kinhtedothi - Thực phẩm bẩn và hàng giả – những thứ đang âm thầm gặm nhấm sức khỏe người dân và phá hoại lòng tin vào kỷ cương pháp luật – đã không còn là câu chuyện của những vụ vi phạm lẻ tẻ. Trong thời gian ngắn vừa qua, liên tiếp các vụ án lớn được phát hiện, từ đó bộc lộ kẽ hở của pháp luật và đâu đó xuất hiện bóng dáng những cán bộ thoái hóa, biến chất, tiếp tay hoặc làm ngơ vì lợi ích riêng.