Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Ca sinh 3 tự nhiên cùng trứng hiếm gặp

Kinhtedothi - Theo thông tin từ Bệnh viện (BV) Phụ Sản Hà Nội, các bác sĩ của BV vừa mổ đẻ thành công cho một sản phụ mang tam thai cùng trứng. Đây là một trường hợp mang thai tự nhiên rất hiếm gặp.

Sản phụ Đ.T.H. (22 tuổi, Hải Dương) nhập viện sinh con ở tuần 37. Vì sản phụ mang tam thai nên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các bác sĩ chỉ định mổ lấy thai. Lần lượt 3 bé gái có cân nặng 1.800g, 1.900g, 2.000g chào đời khỏe mạnh.

Được biết, đây là lần mang thai đầu tiên của sản phụ. Chị H. mang thai tự nhiên, trong quá trình mang thai, tình trạng sức khỏe ổn định. Chị H. chia sẻ, chị rất bất ngờ khi biết mình mang tam thai, càng bất ngờ hơn khi các bác sĩ cho biết trường hợp của chị vô cùng hiếm gặp: 3 thai tự nhiên có chung 1 bánh rau, 3 buồng ối.

Đây là ca sinh 3 vô cùng hiếm gặp, mang 3 thai tự nhiên cùng trứng, nghĩa là từ 1 phôi đã phân chia để thành 3 thai phát triển độc lập.

Theo bác sĩ Trương Minh Phương - Phó khoa Sản bệnh lý A4, BV Phụ Sản Hà Nội - Phẫu thuật chính của ca mổ, đây là ca sinh 3 vô cùng hiếm gặp, mang 3 thai tự nhiên cùng trứng, nghĩa là từ 1 phôi đã phân chia để thành 3 thai phát triển độc lập. Tỷ lệ gặp trường hợp này vô cùng thấp, khoảng 1/200.000 ca sinh. Các tai biến có thể xảy ra trong quá trình mang thai rất nhiều, như truyền máu giữa các thai, thai phát triển không đều dẫn đến bất tương xứng giữa các thai và có thể hỏng cả 3 thai”.

Nhân trường hợp hiếm gặp này, bác sĩ Trương Minh Phương khuyến cáo các thai phụ mang đa thai nên khám thai định kỳ tại các cơ sở chuyên sâu về sản khoa, nhằm phát hiện sớm các biến chứng có thể gặp và can thiệp kịp thời.

Mang thai ở tuổi vị thành niên ngày càng tăng

Mang thai ở tuổi vị thành niên ngày càng tăng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bệnh nhi 4 tháng tuổi bị nhiễm giang mai 

Bệnh nhi 4 tháng tuổi bị nhiễm giang mai 

16 Apr, 04:48 PM

Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi (4 tháng tuổi) xuất hiện ban đỏ rải rác lòng bàn tay, bàn chân. Bác sĩ xác định bệnh nhân nhiễm giang mai bẩm sinh từ mẹ.

Vì sao loại "giun rồng" lại xuất hiện ở Việt Nam?

Vì sao loại "giun rồng" lại xuất hiện ở Việt Nam?

06 Apr, 04:50 PM

PGS.TS Đỗ Trung Dũng cho biết, năm 2018 đã có một nghiên cứu của Pháp chứng minh tìm thấy các ấu trùng "giun rồng" sống ký sinh trong một số loài rắn ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ, loại giun này đã tồn tại trong môi trường tại một số vùng núi của nước ta.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ