Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Các bị cáo chỉ thừa nhận một phần sai phạm

KTĐT - Ngày 27/3, TAND TP Hải Phòng mở phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" quy định tại khoản 3 Điều 165 Bộ luật Hình sự, xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Tập đoàn Vinashin).

Dự kiến, phiên sơ thẩm sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 27 đến 29/3.

Trong vụ án này, có 9 bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vinashin; Trần Quang Vũ, nguyên Tổng Giám đốc Vinashin; Trần Văn Liêm, nguyên Trưởng Ban kiểm soát Tập đoàn; Nguyễn Văn Tuyên, nguyên Giám đốc Công ty CPCN Tàu thủy Hoàng Anh cùng các bị cáo: Nguyễn Tuấn Dương, Tô Nghiêm, Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia Hiệp, Đỗ Đình Côn là nguyên các cán bộ ở Vinashin. Liên quan đến vụ án này, hiện có 2 bị can Hồ Ngọc Tùng (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Tài chính TNHH Công nghiệp tàu thủy) và Giang Kim Đạt (nguyên Trưởng Phòng kinh doanh Công ty Vận tải viễn dương Vinashin) đã bỏ trốn. Cơ quan điều tra đang truy nã.

Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, bị cáo Phạm Thanh Bình cùng các đồng phạm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước ở 5 dự án với tổng thiệt hại trên 910 tỷ đồng. Nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vinashin thừa nhận đã làm sai quy trình đầu tư, như cáo trạng đã nêu. Tuy nhiên, ông Bình cho rằng "điều kiện khách quan bắt buộc ông phải làm như vậy" mới có được dự án, trong khi nguồn vốn của Chính phủ chưa cấp.

Trong phần thẩm vấn, tuy các bị cáo có thừa nhận một phần sai phạm, nhưng đều nại lý do nhằm chối tội. Mặc dù vậy, cáo trạng của VKSND tối cao khẳng định: Hậu quả do hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế của các bị cáo gây ra trong từng dự án cũng như tổng thiệt hại chung của vụ án này thuộc trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Các bị can trong vụ án đều là những người có chức vụ, quyền hạn, được giao trọng trách quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính, tài sản của Tập đoàn Vinashin và các DN thành viên của tập đoàn này. "Ngoài hậu quả thiệt hại về tiền, tài sản của Nhà nước với giá trị đặc biệt lớn, hành vi phạm tội của các bị can còn làm đình trệ sản xuất kinh doanh, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư nước ngoài đối với ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam", cáo trạng nêu rõ.

Hôm nay, phiên toà tiếp tục làm việc với phần thẩm vấn các bị cáo liên quan tới các vụ việc khác của vụ án.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vì sao Đà Nẵng dừng 27 cuộc thanh tra? 

Vì sao Đà Nẵng dừng 27 cuộc thanh tra? 

07 May, 09:39 AM

Kinhtedothi - Trước yêu cầu nâng cao hiệu quả giám sát, đồng thời bảo đảm tính đồng bộ trong sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành quyết định điều chỉnh kế hoạch thanh tra năm 2025. Theo đó, 27 cuộc thanh tra sẽ không còn thực hiện trong năm nay để tránh trùng lặp, chồng chéo và phù hợp với lộ trình cải cách hành chính.

Quảng Ngãi kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng

Quảng Ngãi kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng

06 May, 08:09 PM

Kinhtedothi- Các sở, ngành, địa phương ở Quảng Ngãi cần triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp; kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng để đảm bảo đạt tỷ lệ tăng trưởng năm 2025 từ 8,5% trở lên.

Vĩnh Phúc: thu nhận mẫu ADN của 38 thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

Vĩnh Phúc: thu nhận mẫu ADN của 38 thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính

05 May, 04:03 PM

Kinhtedothi - Ngày 5/5, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị triển khai thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan chuyên môn đã tiến hành thu nhận mẫu ADN của 38 thân nhân của liệt sĩ thuộc trường hợp chưa xác định được danh tính trên địa bàn tỉnh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ