Bởi, Chính phủ đã nhận thấy BĐS là thị trường nền tảng, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, liên quan đến nhiều ngành, có tầm ảnh hưởng với hiện tại và tác động mạnh mẽ đến tương lai. Một điều đáng chú ý là thị trường BĐS luôn đi với thị trường tín dụng, phá băng tín dụng là phá băng BĐS, song nếu phá băng - xử lý nợ xấu một cách cẩu thả thì thị trường BĐS sẽ sụp đổ. Để giải quyết vấn đề của thị trường BĐS, Chính phủ nên áp dụng giải pháp kết hợp là dùng nguồn dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước để tái cấp vốn, dùng dự trữ ngoại tệ hoặc in thêm tiền để bơm cho các ngân hàng thương mại kết hợp với việc bán tài sản ở các doanh nghiệp Nhà nước. Việc bơm tiền đúng thời điểm sẽ không gây lạm phát hay áp lực lên cán cân thanh toán và tỷ giá, nợ xấu sẽ được giải quyết trong vòng 2 - 3 năm, băng BĐS cũng dần dần tan. Về gói 30.000 tỷ đồng tuy nhỏ nhưng vô cùng quan trọng, là cú hích cho thị trường, nền tảng để giải quyết các vấn đề căn cơ của nền kinh tế, thúc đẩy tín dụng trở lại và thanh khoản cho BĐS. Với những giải pháp hỗ trợ, dấu hiệu phục hồi của thị trường sẽ có vào cuối năm.