Theo báo cáo ngày 6/10/2022 của Carbon Tracker - một tổ chức phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với thị trường tài chính, hầu như tất cả các công ty gây ô nhiễm và phát thải khí nhà kính nhiều nhất đều không tiết lộ các rủi ro liên quan đến khí hậu có thể ảnh hưởng đến tài chính như thế nào.
Theo tổ chức Carbon Tracker, việc thiếu thông tin khiến các nhà đầu tư chìm trong bóng tối, có nghĩa là thị trường không thể hoạt động hiệu quả và phân bổ vốn một cách hợp lý.
Trong báo cáo thường niên về công bố thông tin doanh nghiệp, 98% trong số 134 công ty gây ra 80% lượng khí thải không cung cấp đủ bằng chứng cho thấy họ đã xem xét tác động của các vấn đề khí hậu khi chuẩn bị tài chính cho năm 2021.
Barbara Davidson, kế toán trưởng kiêm kiểm toán của tổ chức Carbon Tracker và là tác giả chính của báo cáo cho biết: “Khi các công ty không tính đến các vấn đề liên quan đến khí hậu, báo cáo tài chính của họ có thể bao gồm tài sản phóng đại, nợ phải trả thấp và lợi nhuận quá cao.
Báo cáo cho thấy các kiểm toán viên cũng không xem xét các vấn đề liên quan đến khí hậu.
Hầu hết tất cả các báo cáo kiểm toán được xem xét bởi tổ chức Carbon Tracker đều không cho biết liệu họ có xem xét tác động của các mục tiêu giảm phát thải, thay đổi quy định hay sự sụt giảm nhu cầu đối với các sản phẩm của công ty hay không.
Các cơ quan quản lý trên toàn cầu muốn các doanh nghiệp cải thiện việc công bố các rủi ro và tác động liên quan đến khí hậu, để giúp các nhà đầu tư thúc đẩy nguồn tiền theo hướng nỗ lực đạt được mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050.
Tổ chức Carbon Tracker cũng đề cập đến những tiến triển cho thấy làm thế nào để có thể cung cấp đủ thông tin. Ví dụ, Glencore (một công ty kinh doanh và khai thác đa quốc gia của Thụy Sĩ) đã cung cấp thông tin liên quan đến tham vọng đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Rob Schuwerk, Giám đốc điều hành của tổ chức Carbon Tracker, cho biết: “Các báo cáo tài chính của Glencore rất rõ ràng, chúng cho thấy trong trường hợp xảy ra tình huống mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, nó sẽ phải liệt kê ra tất cả giá trị tài sản nhiệt điện than.”
Vì thế, câu hỏi được đặt ra là: “Có bao nhiêu bảng cân đối kế toán của công ty chứa những rủi ro tương tự?”