Kinhtedothi - Các nền kinh tế mới nổi sẽ phải thích nghi với tình trạng điều kiện tài chính toàn cầu bị siết chặt kéo dài hơn dự kiến, trong bối cảnh bất ổn gia tăng do căng thẳng thương mại và những biến động khó lường trên thị trường tài sản an toàn.
Nhiều cảnh báo về nguy cơ siết chặt tài chính kéo dài với các nền kinh tế mới nổi đã được đưa ra tại cuộc họp mùa Xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới. Ảnh: Hoàng Nam ( sản xuất bằng AI)
Phát biểu tại Washington trong khuôn khổ cuộc họp mùa Xuân của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới, ông Lesetja Kganyago, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Nam Phi cho biết việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế 31% đối với hàng hóa từ Nam Phi là một ví dụ điển hình cho những chính sách làm suy yếu niềm tin thị trường, khiến các điều kiện tài chính toàn cầu trở nên căng thẳng hơn, đặc biệt với các nền kinh tế có độ mở lớn và phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn quốc tế.
Ông khẳng định, thuế quan là trở ngại đối với tăng trưởng và không mang lại lợi ích lâu dài cho bất kỳ bên nào. Trong bối cảnh đó, chi phí vay mượn gia tăng sẽ tác động đến dòng vốn, tỷ giá và sức chịu đựng của các quốc gia đang cần huy động vốn từ bên ngoài.
Đáng chú ý, ông Kganyago cũng cảnh báo về sự xáo trộn chưa từng có trong thị trường tài sản không rủi ro – cụ thể là trái phiếu chính phủ Mỹ và đồng USD. Việc đồng tiền này sụt giá trong khi các tài sản an toàn bị bán tháo khiến giới tài chính đặt dấu hỏi về khả năng xảy ra một sự thay đổi mang tính cấu trúc trong hành vi nhà đầu tư toàn cầu.
Theo ông, đây là hiện tượng đi ngược lại quy luật truyền thống, khi mà bất ổn thường kéo dòng tiền đổ vào các kênh trú ẩn.
Tuy nhiên, ông thừa nhận còn quá sớm để kết luận điều gì rõ ràng, vì thị trường vẫn đang phản ứng với các yếu tố bất định liên quan đến chính sách và địa chính trị.
Kinhtedothi - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng đối với hầu hết các quốc gia, bao gồm nhiều nền kinh tế lớn tại châu Á do tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ, đồng thời cảnh báo rằng căng thẳng thương mại gia tăng sẽ làm chậm lại tăng trưởng hơn nữa.
Kinhtedothi - Tiêu dùng chững lại, đầu tư sụt giảm và căng thẳng thương mại kéo dài khiến triển vọng phục hồi của Hàn Quốc trong năm 2025 đối mặt nhiều thách thức.
Kinhtedothi – Giá vàng trong nước tăng thêm 2 triệu đồng/ lượng; Việt Nam còn dư địa để tăng xuất khẩu gạo; giá xăng dầu bật tăng trở lại… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 24/4.
Kinhtedothi - Ngày 24/4, hai thẩm phán liên bang tại Maryland và New Hampshire (Mỹ) đã ra phán quyết ngăn chặn chính quyền Tổng thống Donald Trump cắt ngân sách đối với các trường học có triển khai chương trình đa dạng, công bằng và hòa nhập (DEI).
Kinhtedothi - Lo ngại về áp lực kinh tế, dòng nhập cư kéo dài và sự mất cân đối trong lợi ích giữa các nước châu Âu là những yếu tố chính khiến dư luận Ba Lan dè dặt với ý tưởng triển khai quân đội tới Ukraine sau ngừng bắn.
Kinhtedothi - Một công cụ tài chính từng giúp Ukraine thoát khủng hoảng nợ năm 2015 nay quay lại gây áp lực, khi Kiev đối mặt nguy cơ phải trả hàng tỷ USD giữa lúc chiến sự còn kéo dài.
Kinhtedothi - Giám đốc điều hành Tập đoàn Boeing, ông Kelly Ortberg, cho biết sẽ không ngần ngại thay đổi nhân sự ở tất cả cấp bậc nếu thấy cần thiết, trong bối cảnh hãng vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức về kỹ thuật và quản trị.
Kinhtedothi - Vào ngày 24/4, tại cuộc Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới Tòa thánh Vatican trước sự ra đi của Giáo hoàng Francis vào ngày 21/4 vừa qua.