Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

IMF hạ dự báo tăng trưởng của nhiều nền kinh tế hàng đầu châu Á

Kinhtedothi - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng đối với hầu hết các quốc gia, bao gồm nhiều nền kinh tế lớn tại châu Á do tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ, đồng thời cảnh báo rằng căng thẳng thương mại gia tăng sẽ làm chậm lại tăng trưởng hơn nữa.

Triển vọng toàn cầu ảm đạm

Trong Báo cáo cập nhật Triển vọng Kinh tế thế giới được công bố ngày 22/4, IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2025 từ mức 3,3% đưa ra hồi tháng 1 năm nay, xuống còn 2,8% khi cho rằng các biện pháp áp thuế mới đây từ Mỹ và các đối tác thương mại là “cú sốc tiêu cực lớn đối với tăng trưởng”.

IMF hạ dự báo tăng trưởng đối với nhiều nền kinh tế hàng đầu châu Á trong năm 2025. Ảnh: Yonhap

Báo cáo cho biết, lạm phát ​​sẽ giảm chậm hơn so với dự báo ​​vào tháng 1, do tác động của thuế quan, đạt 4,3% vào năm 2025 và 3,6% vào năm 2026, với các điều chỉnh tăng đối với Mỹ và các nền kinh tế tiên tiến khác. "Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới khi hệ thống kinh tế toàn cầu đã hoạt động trong 80 năm qua đang được thiết lập lại", nhà kinh tế trưởng của IMF Pierre-Olivier Gourinchas cho biết.

Theo báo cáo của IMF, sự leo thang nhanh chóng của căng thẳng thương mại và mức độ không chắc chắn cao về các chính sách trong tương lai sẽ có tác động đáng kể đến hoạt động kinh tế toàn cầu.

Theo chuyên gia kinh tế Gourinchas, thuế quan tăng mạnh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ dẫn đến thương mại song phương thấp hơn nhiều giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đồng thời "điều này đang đè nặng lên tăng trưởng thương mại toàn cầu". Ông Gourinchas lưu ý thêm rằng thương mại sẽ tốn kém hơn và kém hiệu quả hơn, bên cạnh đó là sự không chắc chắn về nơi đầu tư và nơi cung cấp sản phẩm và linh kiện.

Kinh tế châu Á chịu sức ép từ chiến tranh thương mại

Trong báo cáo mới nhất, IMF đã điều chỉnh giảm đáng kể dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2025 của các nền kinh tế lớn tại châu Á – khu vực vốn được coi là đầu tàu phục hồi sau đại dịch Covid-19 và điểm sáng tăng trưởng toàn cầu trong suốt thập kỷ qua.

Cụ thể, tăng trưởng GDP của Trung Quốc được IMF hạ từ mức 4,6% (dự báo hồi tháng 1) xuống còn 4%, thấp hơn cả mục tiêu khoảng 5% mà Bắc Kinh đặt ra. Trong khi đó, tăng trưởng của Ấn Độ cũng bị điều chỉnh giảm từ 6,5% xuống còn 6,2%, bất chấp chính quyền New Delhi vẫn giữ kỳ vọng đạt mốc 6,5% cho năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2026.

Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ ba thế giới – ghi nhận mức dự báo cắt giảm sâu nhất, từ 1,1% xuống chỉ còn 0,6%. IMF cũng cho biết dự báo này thấp hơn đáng kể so với mức tăng trưởng 1,1% mà chính phủ Tokyo kỳ vọng cho năm tài khóa 2025.

Một góc cảng ở Busan, cách Seoul khoảng 320 km về phía Đông Nam. (Yonhap)

Trong khi Hàn Quốc là nền kinh tế định hướng xuất khẩu cũng nằm trong làn sóng bị hạ điểm. IMF giảm dự báo tăng trưởng của Hàn Quốc năm 2025 xuống còn 1%, thấp hơn đáng kể so với các con số ước tính trước đó của chính phủ (1,8%), OECD (1,5%) và Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (1,5%). Dự báo năm 2026 cũng bị hạ xuống 1,4%, thấp hơn 0,7 điểm phần trăm so với trước.

Báo cáo nhấn mạnh rằng Hàn Quốc đang phải đối mặt với rủi ro kép: bất ổn chính trị trong nước sau vụ luận tội cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol, và những cú sốc thương mại bên ngoài do chính sách thuế của Mỹ.

Dự báo mới nhất của IMF được đưa ra trong bối cảnh nhiều tổ chức nghiên cứu và ngân hàng cũng đang đồng loạt điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á.

Ngân hàng Goldman Sachs của Mỹ đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2025 từ 4,5% xuống 4,0%, trong khi Natixis điều chỉnh giảm từ 4,7% xuống còn 4,2%. Đối với Ấn Độ, Fitch Ratings cũng đã hạ nhẹ mức tăng trưởng từ 6,3% xuống còn 6,2%, viện dẫn môi trường toàn cầu suy yếu do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang.

Việc IMF hạ mạnh dự báo tăng trưởng cho các nền kinh tế chủ chốt châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc đang làm dấy lên câu hỏi rằng liệu châu Á có còn đủ sức giữ vai trò "vùng đệm" trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu suy yếu?

Trong bối cảnh bất ổn thương mại toàn cầu kéo dài, các nền kinh tế châu Á không chỉ cần linh hoạt trong chính sách tài khóa và tiền tệ, mà còn phải tăng cường hợp tác khu vực để giảm thiểu phụ thuộc vào các thị trường đang ngày càng khó đoán như Mỹ hay châu Âu.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ông chủ X bị tố bỏ bê Tesla giữa lúc thị phần lao dốc

Ông chủ X bị tố bỏ bê Tesla giữa lúc thị phần lao dốc

23 Apr, 09:44 AM

Kinhtedothi - Một nhóm nhà đầu tư tại Mỹ vừa gửi thư chất vấn hội đồng quản trị Tesla, bày tỏ lo ngại rằng ông Elon Musk đang sao nhãng vai trò điều hành, trong bối cảnh tập đoàn xe điện hàng đầu thế giới này mất dần lợi thế thị trường.

USD suy yếu có làm rung lắc kinh tế thế giới?

USD suy yếu có làm rung lắc kinh tế thế giới?

22 Apr, 05:24 PM

Kinhtedothi - Việc đồng USD liên tục trượt giá trong thời gian gần đây đang tạo ra những hiệu ứng trái chiều trên thị trường tài chính quốc tế. Trong khi một số nền kinh tế hưởng lợi, nhiều ngân hàng trung ương lại phải đối mặt với những bài toán khó trong điều hành tỷ giá và lãi suất.

Giấc mơ Mỹ ngày càng xa với sinh viên châu Á

Giấc mơ Mỹ ngày càng xa với sinh viên châu Á

22 Apr, 04:22 PM

Kinhtedothi - Chính sách giáo dục đại học và nhập cư cứng rắn dưới thời Tổng thống Donald Trump đang gây ra làn sóng phản đối dữ dội trong nội bộ các trường đại học Mỹ, đồng thời đẩy hàng nghìn sinh viên châu Á vào thế tiến thoái lưỡng nan. Giấc mơ được học tập tại những cơ sở giáo dục danh tiếng nhất thế giới đang dần trở thành điều xa xỉ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ