Kinhtedothi - Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry ngày 4/4 tuyên bố các nước Arab sẵn sàng làm trung gian hòa giải giữa Moscow và Kiev nhằm xây dựng lòng tin và mở đường cho giải pháp chính trị bền vững cho cuộc xung đột này.
Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry tham dự buổi họp báo ở Moscow cùng người đồng cấp Nga Sergey Lavrov và Tổng thư ký Liên đoàn Arab (AL) Ahmed Aboul-Gheit. Ảnh: Egypt Today
Theo Egypttoday, phát biểu trong cuộc họp báo ở Moscow cùng người đồng cấp Nga Sergey Lavrov và Tổng thư ký Liên đoàn Arab (AL) Ahmed Aboul-Gheit hôm 4/4, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry cho biết nhóm liên lạc AL (gồm các đại diện từ Ai Cập, Jordan, Algeria, Iraq, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Sudan) đã khẳng định sự cần thiết tiếp tục đàm phán giữa Nga và Ukraine.
Tuyên bố của người đứng đầu ngành ngoại giao Ai Cập được đưa ra sau phiên tham vấn giữa nhóm liên lạc AL và Ngoại trưởng Lavrov dưới sự chứng kiến của Tổng thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit.
Theo Bộ trưởng Shoukry, các nước Arab mong muốn làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine nhằm xây dựng lòng tin và mở đường cho giải pháp chính trị bền vững cho cuộc xung đột này.
Đồng thời, Ngoại trưởng Shoukry kêu gọi Moscow và Kiev ngừng leo thang căng thẳng và các hành động quân sự. Ông cũng cảnh báo về tác động của cuộc xung đột Ukraine-Nga đối với an ninh quốc tế.
Trước đó, hôm 2/4, Ngoại trưởng Shoukry đã điện đàm với các Bộ trưởng Ngoại giao Pháp và Đức để thảo luận về những tác động toàn cầu từ khủng hoảng Nga-Ukraine.
Về phần mình, Tổng thư ký AL Aboul-Gheit nhấn mạnh tác động kinh tế nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine đối với nền kinh tế của các quốc gia Arab, trong đó có hoạt động nhập khẩu lúa mì, du lịch và kế hoạch phát triển.
Nhóm liên lạc AL dự kiến tổ chức tham vấn với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tại thủ đô Warsaw (Ba Lan) trong ngày 5/4 nhằm tìm kiếm giải pháp ngoại giao để chấm dứt chiến sự tại Ukraine.
Kinhtedothi - Theo thông tin trên website của Liên hợp quốc, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cảnh báo, cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine có thể gây nên tình trạng mất an ninh lương thực trên diện rộng.
Kinhtedothi - Trả lời báo giới hôm 4/4, phát ngôn viên Điện Kremlin bác bỏ cáo buộc của Kiev về việc Nga đã thảm sát dân thường tại thị trấn Bucha, Ukraine, nhấn mạnh trình tự thời gian của các sự kiện có nhiều mâu thuẫn.
Kinhtedothi - EU đang đặt cược vào khí LNG của Mỹ để thay thế nguồn cung khí đốt từ Nga, song các chuyên gia cảnh báo rằng điều này có thể vô tình đẩy khối rơi vào một vòng xoáy phụ thuộc mới với Washington.
Kinhtedothi - Ngày 14/4, tàu BRP Gabriela Silang (OPV-8301) - tàu tuần duyên hiện đại thuộc Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines - đã chính thức cập cảng Tiên Sa (thành phố Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm xã giao Việt Nam từ ngày 14 đến 17/4/2025.
Kinhteothi - Nhiều quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), bao gồm cả những “ông lớn” như Đức, Pháp, Bỉ và Italia, kịch liệt phản đối kế hoạch tịch thu khoảng 300 tỷ USD tài sản Nga bị đóng băng để viện trợ quân sự cho Ukraine.
Kinhtedothi - Tổng Thư ký ASEAN, Tiến sĩ Kao Kim Hourn vừa đưa ra lời cảnh báo trên, đồng thời kêu gọi các nước trong khu vực tăng cường liên kết và khai thác sức mạnh từ thị trường với dân số hơn 600 triệu người.
Kinhtedothi - Giáo sư Brett Neiman - chuyên gia kinh tế nổi tiếng từ Đại học Chicago của Mỹ, nói rằng ông cảm thấy sốc khi phát hiện cách tính các gói thuế đối ứng của Mỹ đã dựa vào nghiên cứu của chính ông và một số chuyên gia khác.