Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Các trường học Hà Nội háo hức chờ đón ngày khai trường

Kinhtedothi- Năm học trước, lễ khai giảng được thực hiện trực tuyến và kết nối qua sóng truyền hình nên năm nay, buổi lễ này trở này được học sinh mong đợi hơn. Thời điểm hiện tại, các trường học đã và đang chuẩn bị điều kiện tốt nhất để tổ chức lễ khai giảng trang trọng, ấn tượng.

Nỗ lực đêm ngày để hoàn thiện cơ sở vật chất

Với trường Tiểu học và THCS Mỹ Đức (huyện Mỹ Đức), mùa khai trường năm 2022 sẽ rất đặc biệt vì đây là năm đầu tiên trường tuyển sinh và đi vào hoạt động. Năm học 2022- 2023, trường tuyển 640 học sinh các khối 3,4,5,6,7,8,9 với 20 lớp, tương đương 20 phòng học (không kể phòng chức năng).

Năm học 2022- 2023, trường Tiểu học và THCS Mỹ Đức (huyện Mỹ Đức) đón khóa học sinh đầu tiên
Trường Tiểu học và THCS Mỹ Đức nỗ lực hoàn thiện cơ sở vật chất để đón khóa học sinh đầu tiên

Theo nhà giáo Đặng Bá Văn- Hiệu trưởng nhà trường, thời điểm này trường vừa hoàn thiện các hạng mục cuối cùng ở khu vực bếp ăn, nhà ăn; đồng thời khẩn trương lắp đặt trang thiết bị ở khu nội trú, phòng tin học, phòng bộ môn để đảm bảo hoàn thành các khâu trước khai giảng năm học.

 

Không để học sinh không được đến trường vì không có đồng phục mới

Theo yêu cầu của Sở GD&ĐT Hà Nội, các nhà trường cần thực hiện nghiêm túc quy định của Bộ GD&ĐT về đồng phục, không bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới. Đồng phục nhà trường phải thiết kế giản dị, kiểu dáng phù hợp lứa tuổi học sinh và đặc biệt, không để một học sinh nào vì chưa có đồng phục mới mà không được vào trường học. 

Do khu vực tuyển sinh rộng nên trường Tiểu học và THCS Mỹ Đức triển khai hoạt động nội trú ngay từ năm học đầu tiên. Công tác rà soát nhu cầu nội trú, bán trú của học sinh và phụ huynh đã được thực hiện theo đơn vị lớp, từ đó nhà trường lên danh sách để có sự phân công rõ ràng đến các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đảm bảo nhịp nhàng ở các khâu.

Với trường tiểu học, THCS và THPT Khương Hạ (quận Thanh Xuân), những ngày này đang gấp rút thực hiện các công đoạn cuối của việc sửa chữa hạ tầng lớp học. Các nhóm công nhân công trình phải làm việc ngày đêm và xuyên ngày nghỉ lễ để công tác sửa chữa được hoàn tất trong thời gian sớm nhất. “Các hạng mục trường được nâng cấp, sửa chữa theo phê duyệt của TP gồm: Lát nền dãy nhà 4 tầng, sơn lại mặt trong- mặt ngoài và thay hệ thống cửa sổ mặt trước của tòa nhà. Các trang thiết bị khác như bàn ghế mới, bảng mới đã được Sở GD&ĐT đưa về tận nơi, chỉ chờ xong phần thô sẽ tiến hành lắp đặt ngay”- nhà giáo Nguyễn Phương Liên, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.

Cũng theo Hiệu trưởng Nguyễn Phương Liên, phía nhà trường và nhà thầu đang nỗ lực hết sức để hoàn thành sửa chữa trước thềm năm học mới. Tuy nhiên, trường hợp chưa xong thì trường sẽ bố trí cho học sinh cấp tiểu học và THCS đi học từ ngày 6/9 còn với cấp THPT sẽ học trực tuyến trong tuần đầu và học trực tiếp từ tuần thứ 2 trở đi. Nội dung này đã được thông báo công khai, do đó nhận được sự đồng thuận, chia sẻ rất lớn của phụ huynh.

Trường Tiểu học La Khê, quận Hà Đông cũng mới lắp đặt xong hơn 100 bộ bàn ghế mới để kịp khai giảng năm học. “Trường đi vào hoạt động đúng giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. 2 năm trước, với số lượng tuyển cũ, trường đảm bảo bàn ghế cho học sinh. Tuy nhiên, năm nay dịch bệnh được kiểm soát, học sinh đến trường học trực tiếp và tuyển mới lớp 1 nên trường thiếu bàn ghế. Đúng theo tính toán, mọi công việc chuẩn bị được hoàn tất trước khai giảng”- nhà giáo Bùi Thị Chuyên, Hiệu trưởng Tiểu học La Khê cho hay.

Tinh thần đã sẵn sàng

Không khí và không gian các trường học những ngày này trở nên sinh động, nhộn nhịp và bừng sáng. Từ cổng trường đến góc nhỏ hành lang, sân gạch, chậu hoa, tiểu cảnh… đều được chăm chút kỹ lưỡng, chu đáo để vừa truyền tâm thế phấn khởi cho học sinh, phụ huynh; vừa thể hiện tinh thần nhiệt tình, tâm huyết của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường.

Niềm vui của học sinh lớp 1 chờ đón ngày khai trường

Chị Nguyễn Thị Thủy, phụ huynh học sinh lớp 1 tại quận Hà Đông nói rằng: “Từ hôm tựu trường, tiếp đó là đến lớp làm quen với cô và các bạn, con tôi chỉ mong nhanh chóng đến khai giảng để ngày nào cũng được đến lớp. Tôi từng lo lắng vì tính con nhút nhát nhưng khi con nói yêu cô, yêu trường, thích đi học, tôi rất mừng và cảm động vì tấm lòng của nhà trường, của thầy cô dành cho các con trong việc chuẩn bị chu đáo điều kiện cho năm học mới”.

Theo cán bộ quản lý một số trường THPT trên địa bàn TP thì hiện các phần việc từ phân công giáo viên, xếp lớp đến chuẩn bị cơ sở vật chất và các nhiệm vụ cho lễ khai giảng đều đã được nhà trường có kế hoạch, chủ động thực hiện từ rất sớm. Đến nay, tất cả đã sẵn sàng chào đón học sinh trong một buổi lễ khai giảng nhiều màu sắc với đủ phần lễ và phần hội; từ đó truyền cho học sinh, giáo viên nguồn cảm xúc tích cực, tươi vui, hứa hẹn một năm học mới nhiều nỗ lực và thành công.

Để chuẩn bị tốt cho lễ khai giảng cũng như triển khai một số hoạt động đầu năm học 2022- 2023 Sở GD&ĐT đã Công văn số 2475/SGDĐT-VP gửi các phòng giáo dục và nhà trường, trong đó đưa ra những yêu cầu cụ thể với các đơn vị như: Sắp xếp, bố trí đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng và đạt chuẩn về trình độ đào tạo; rà soát cơ sở vật chất trường, lớp, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi; bảo đảm khuôn viên cảnh quan môi trường sư phạm sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn; chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu; đảm bảo đủ sách giáo khoa cho học sinh, đáp ứng nhu cầu dạy và học, đặc biệt là đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Sở GD&ĐT cũng đề nghị các nhà trường thông tin rộng rãi đến học sinh và cha mẹ học sinh về biên chế lớp học, kế hoạch dạy học và các chương trình giáo dục của nhà trường. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu cho học sinh, cha, mẹ học sinh tìm hiểu về truyền thống và các hoạt động của nhà trường, nhất là đối với học sinh đầu cấp.

 

Lễ khai giảng thống nhất, gọn nhẹ

Lễ khai giảng năm học mới 2022-2023 được tổ chức thống nhất trên địa bàn TP, bắt đầu từ 7 giờ 30 sáng thứ hai, ngày 5/9/2022. Sở GD&ĐT Hà Nội lưu ý các nhà trường tổ chức lễ khai giảng gọn nhẹ, chú trọng việc tổ chức đón học sinh đầu cấp, đảm bảo thực sự trở thành ngày hội khai trường của học sinh; cấp mầm non tổ chức khai giảng linh hoạt, sáng tạo; thời lượng tổ chức tối đa 60 phút. Kết thúc lễ khai giảng, các nhà trường tổ chức sinh hoạt đầu năm với nội dung thiết thực, ý nghĩa, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ