Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cách chống nhiễm lạnh sau khi ngấm nước mưa

Kinhtedothi - Những ngày gần đây liên tục có mưa rào và dông diện rộng, ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày. Nếu chẳng may phải dầm mưa, bạn cần thực hiện những biện pháp sau để không bị ốm, cảm lạnh.

Lập tức thay quần áo ướt

Mặc nguyên quần áo ướt khi ra quá nhiều mồ hôi hoặc vừa dầm mưa là một trong số những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiễm lạnh. Không chỉ nhiễm lạnh, quần áo ướt còn mang theo thấp tà, dễ nhiễm ngược vào thân thể. Hàn thấp kết hợp sẽ khiến các triệu chứng trở nên nặng nề hơn. Chính vì vậy lập tức thay đồ, lau khô người là bước đầu tiên để phòng chống nhiễm lạnh trước khi tiến hành các bước tiếp theo.

Song song với việc thay quần áo ướt, có thể sử dụng các biện pháp làm ấm cơ thể nhanh như dùng máy sấy tóc sấy khô tóc, làm ấm người sẽ hỗ trợ tốt hơn cho việc khu trục hàn khí ra khỏi cơ thể.

Uống nước ấm

Sau khi thay quần áo ướt, nên uống thêm một cốc nước ấm, làm ấm cơ thể từ bên trong, hỗ trợ tăng nhanh tốc độ đẩy hàn khí ra ngoài cơ thể. Nước ấm có thể thêm một chút gừng hoặc tía tô để tăng thêm tác dụng.

Nước ấm thêm vài lát gừng tươi, có thể thêm một chút đường đỏ hoặc mật ong sẽ giúp làm ấm tỳ vị, hỗ trợ phát tán phong hàn. Nước tía tô tươi với vài lát gừng sẽ có tác dụng làm ra mồ hôi nhẹ nhàng, rất thích hợp khi có các dấu hiệu gai lạnh, rùng mình.

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Lau người với khăn sạch

Bạn nên lau khô toàn thân và tóc ngay khi về, không để cơ thể bị ướt quá lâu. Sau khi lau khô người thì bạn nên tắm lại với nước ấm để giữ ấm cơ thể và khử lạnh do dầm mưa.

Làm sạch tay chân với xà phòng

Tay và chân là những bộ phận dễ bị ướt khi đi mưa, bạn nên thấm khô và làm sạch tay chân với xà phòng để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.

Chườm ấm bụng, lưng, gáy

Bụng, lưng, gáy là những vùng rất dễ nhiễm hàn tà. Có thể thấy khi cơ thể nhiễm lạnh, thường xuất hiện các triệu chứng đau cứng vùng gáy, đau mỏi lưng, đau bụng đi ngoài… Chính vì vậy việc chườm ấm bụng, lưng và gáy là rất cần thiết. Dùng túi chườm, ngải cứu hoặc đơn giản là máy sấy tóc để làm ấm các vùng này; vừa giúp làm ấm, khu trục hàn tà, lại giúp giảm nhanh các triệu chứng nếu đã bị nhiễm lạnh.

Trong quá trình chườm ấm, có thể tập trung thêm vào một số vị trí huyệt quan trọng như Phế du, Tỳ du, Phong môn, Thận du ở vùng lưng và Trung quản, Quan nguyên, Khí hải và quanh rốn ở vùng bụng để tăng thêm tác dụng của việc chườm ấm.

Ngâm chân nước ấm

Ngâm chân giúp khai khiếu, hành khí hoạt lạc và rất hiệu quả trong việc tán hàn.

Dùng nước ấm khoảng 40-45°C để ngâm chân trong khoảng 15-20 phút, có thể cho thêm một chút muối, gừng hoặc một số loại lá xông như sả, lá lốt, vỏ bưởi…

Chủ động tránh ướt mưa

Thay vì dầm mưa thì bạn nên chủ động chuẩn bị áo mưa hoặc trú mưa ở nơi khô ráo để tránh tiếp xúc nhiều với nước mưa.

Cách chữa cảm lạnh khi nhiễm nước mưa

Dưới đây là một số cách chữa cảm lạnh khi nhiễm nước mưa mà bạn có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Để chữa cảm lạnh khi nhiễm nước mưa, bạn cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Một số lưu ý khi uống thuốc bạn cần ghi nhớ là:

- Với người lớn: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể cân nhắc cho bạn sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt và các loại thuốc khác.

- Với trẻ nhỏ: Sử dụng thuốc hết sức thận trọng và tuân thủ nghiêm ngặt yêu cầu của bác sĩ.

Ăn các loại cháo giải cảm

Ăn cháo giải cảm giúp cơ thể tiết mồ hôi nhiều hơn, giúp cơ thể phục hồi sức khỏe. Cháo giải cảm nên nấu cùng hành tăm và thịt băm, vừa giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể vừa giúp cơ thể ấm lên, tăng tiết mồ hôi để đẩy lùi cơn cảm lạnh. Bạn có thể thay thế hành tăm bằng hành tía tô và nấu với thịt nạc hoặc trứng gà. Hơi nóng của cháo và hành tăm, tía tô có tác dụng lớn trong việc giúp cơ thể ấm lên.

Xây dựng chế độ sinh hoạt tích cực

Không chỉ áp dụng những hình thức giải cảm dân gian, bạn cũng nên thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày để phù hợp với tình trạng cơ thể, một số điều bạn nên làm bao gồm:

- Ăn uống đầy đủ: Giúp cải thiện hệ miễn dịch và bổ sung sức khỏe để chống bệnh tật.

- Nghỉ ngơi đủ: Giúp giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.

- Cải thiện đau rát cổ họng: Bạn nên súc miệng bằng nước muối và ngậm viên trị đau họng để làm dịu cơn đau.

- Duy trì độ ẩm trong phòng: Tránh cho vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và tấn công cơ thể.

Xông hơi bằng nước lá đun sôi

Một phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng để giải cảm là xông người với nước đun lá. Bạn có thể sử dụng các loại vỏ bưởi, sả, lá tía tô, kinh giới,… Chuẩn bị một nồi nước lá sôi, xông người từ 5 -10 phút để cơ thể ra mồ hôi. Sau đó lau khô người và đắp kín chăn, nằm nghỉ và không để cơ thể tiếp xúc với gió lạnh.

Theo các nghiên cứu Đông Y, việc xông hơi giúp dược liệu theo đường hô hấp vào phế nang, giúp thông suốt đường thở, giảm đau đầu và mệt mỏi.

Uống trà gừng nóng và cạo gió bằng gừng tươi

Một cốc trà gừng nóng có thể dễ dàng làm dịu đi cơn cảm lạnh trong cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng gừng tươi để cạo gió. Bạn cần giã nhỏ gừng tươi, cuộn với tóc rối và cho vào miếng vải thưa buộc lại, bạn cạo gió xuôi từ trên xuống sẽ nhanh chóng giúp đẩy lùi cơn cảm lạnh. Lưu ý bạn không nên cạo gió vào các hạch bạch huyết nằm ở mang tại, nách, bẹn và bên trong các khuỷu tay chân.

Những thói quen tập thể dục làm tổn thương khớp sau tuổi 50

Những thói quen tập thể dục làm tổn thương khớp sau tuổi 50

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Những thói quen tập thể dục làm tổn thương khớp sau tuổi 50

Những thói quen tập thể dục làm tổn thương khớp sau tuổi 50

29 Jun, 11:14 AM

Kinhtedothi - Khi bước qua tuổi 50, cơ thể bắt đầu có những thay đổi đáng kể, đặc biệt là hệ xương khớp, việc duy trì tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp duy trì sức khỏe tổng thể mà còn hỗ trợ hệ xương khớp hoạt động linh hoạt và dẻo dai hơn. Tuy nhiên, hãy lưu ý tránh 5 lỗi tập luyện phổ biến sau để bảo vệ khớp được dẻo dai, khỏe mạnh.

Ngủ điều hòa cả đêm có gây hại cho sức khỏe?

Ngủ điều hòa cả đêm có gây hại cho sức khỏe?

24 Jun, 05:56 AM

Kinhtedothi - Bật điều hòa cả đêm đem lại cảm giác thoải mái khi đi ngủ sau những ngày dài làm việc, nhất là trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, việc sử dụng máy lạnh nhiều có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đặc biệt là khi ngủ.

Cách giúp thải độc ruột hiệu quả, đơn giản tại nhà

Cách giúp thải độc ruột hiệu quả, đơn giản tại nhà

23 Jun, 05:50 AM

Kinhtedothi - Một đường ruột sạch sẽ hỗ trợ tiêu hóa tốt nhất, tăng cường miễn dịch và thậm chí cải thiện tâm trạng. Dưới đây là những cách để giải độc và làm sạch đường ruột, bạn có thể tham khảo.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ