Để đưa ra cách khắc phục hiệu quả, đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Điện thoại bị nóng lên bất thường có thể do một số nguyên nhân sau: Thời gian sử dụng lâu; sử dụng nhiều ứng dụng cùng một lúc khiến hệ thống quá tải; vừa sạc pin vừa dùng điện thoại; phần mềm và ứng dụng chưa được cập nhật; dùng điện thoại trong môi trường nhiệt độ cao...
- Giảm độ sáng màn hình
Khi sử dụng điện thoại với màn hình có độ sáng cao vừa khiến mắt người dùng khó chịu vừa làm hao pin, lượng nhiệt tỏa ra lớn dẫn tới tình trạng nóng máy. Do đó, người dùng nên giảm độ sáng về mức độ tối ưu để giảm lượng tản nhiệt cũng như bảo vệ máy.
- Kiểm tra lại các phần mềm ứng dụng
Các ứng dụng bị lỗi hoặc lâu chưa được cập nhật có thể gây tải nặng cho hệ thống và tiêu tốn nhiều tài nguyên, gây ra tình trạng điện thoại bị nóng và hao pin nhanh chóng. Do đó, người dùng cần kiểm tra thường xuyên, xóa bỏ ứng dụng lỗi cúng như cập nhật phần mềm ứng dụng.
- Tắt các ứng dụng ngầm không cần thiết
Việc khởi động và sử dụng nhiều ứng dụng cùng một lúc sẽ khiến hệ thống quá tải, hoạt động chậm, lượng pin tiêu thụ cao làm nhiệt lượng tỏa ra lớn. Do đó để hạn chế việc máy bị nóng nhanh chóng, người dùng cần: tắt các ứng dụng ở chế độ ngầm, giảm số lượng ứng dụng đang chạy, xóa bỏ các ứng dụng không cần thiết.
- Lưu ý trong quá trình sạc
Nếu máy bị nóng lên nhanh chóng trong quá trình sạc, người dùng cần tháo ốp lưng, tắt các phần mềm đang hoạt động để quá trình tản nhiệt của máy được tốt nhất.
Việc sử dụng củ sạc cũng như dây sạc chính hãng sẽ giúp điện thoại của bạn sạc nhanh, tránh nóng máy khi sạc.
Ngoài ra, để tránh máy bị nóng, người dùng cũng không nên vừa sạc pin vừa sử dụng điện thoại.