Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cách làm riêng của di tích Nhà tù Hỏa Lò

Kinhtedothi - Đặc biệt quan tâm đến trải nghiệm cũng như an toàn của du khách là cách làm rất riêng và hiệu quả mà Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò đã thực hiện, qua đó tạo được ấn tượng tốt với khách tham quan.

Triển khai xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - Điểm đến an toàn hấp dẫn”, Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò luôn chú trọng phổ biến thực hiện các quy tắc ứng xử đến toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động, tập trung vào thực hiện nghiêm về kỷ luật, thái độ làm việc; chuẩn mực giao tiếp, ứng xử, đạo đức, lối sống. Qua đó, xây dựng tính chuẩn mực chung nhằm định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách ứng xử văn minh của toàn thể cán bộ viên chức đối với khách tham quan.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động đã để lại ấn tượng cho khách tham quan. Cụ thể, Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò đã bố trí bảo vệ trông xe miễn phí cho khách tham quan trên vỉa hè giáp di tích, yên xe máy của khách được che phủ bằng khăn ướt vào mùa Hè, khăn ẩm vào mùa Đông, bảo đảm yên xe mát, hạn chế bụi bẩn. Từ cách mà những người tù chính trị thường gọi nhau khi cùng bị giam sau những song sắt của Nhà tù Hỏa Lò, đơn vị đã sáng tạo hình thức đóng dấu “Đồng song” cho khách để chụp ảnh lưu lại làm kỷ niệm.

Nhân viên lễ tân giải thích chi tiết cho khách tham quan hiểu sâu sắc về ý nghĩa của dấu “Đồng song”. Hoạt động này đã tạo được ấn tượng, sự hưởng ứng của đông đảo khách tham quan, đặc biệt là các bạn trẻ, thành viên các gia đình.

Du khách tham quan tại di tích Nhà tù Hỏa Lò. Ảnh: Thiện Quang

Không những vậy, để bày tỏ sự biết ơn và trân trọng đội ngũ hướng dẫn viên, từ tháng 5/2024 đơn vị đã duy trì tặng mỗi hướng dẫn viên hàng ngày đưa khách đến tham quan di tích một chai nước suối mát. Hoạt động này đã chạm đến cảm xúc của các hướng dẫn viên. Mỗi khi đi dẫn khách dưới thời tiết nắng nóng vào đến di tích Nhà tù Hỏa Lò nhận được chai nước mát, các hướng dẫn viên phấn khởi hăng say thuyết minh, truyền tải giá trị lịch sử của di tích Nhà tù Hỏa Lò đến với khách tham quan trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, với tinh thần “Nhặt được của rơi trả lại người mất”, đồ của khách tham quan đánh rơi khi cán bộ, nhân viên di tích nhặt được đã kịp thời liên hệ trao trả tận tay cho khách. Điều này góp phần xây dựng điểm đến du lịch an toàn trong lòng du khách.

Giám đốc Ban Quản lý di tích Nhà tù Hỏa Lò Nguyễn Thị Bích Thủy cho biết, đơn vị thường xuyên bảo dưỡng, tu sửa, mua sắm thêm hệ thống điều hòa, biển chỉ dẫn; ô che mưa nắng, quạt mát, ghế nghỉ, cabin vệ sinh; phòng chống mối; định kỳ phun thuốc diệt côn trùng toàn bộ khu vực trong và ngoài xung quanh khuôn viên di tích; đồng thời nâng cấp hệ thống camera, hệ thống âm thanh, wifi trong di tích... đảm bảo phục vụ chu đáo cho khách tham quan.

Khu vực khuôn viên trong và ngoài xung quanh di tích được vệ sinh sạch sẽ, bố trí đầy đủ cây xanh bóng mát, cắt tỉa cây trước khi bước vào mùa mưa bão đảm bảo an toàn cho cán bộ nhân viên và du khách đến tham quan. Năm 2024, di tích đón hơn 750.000 lượt khách đến tham quan, học tập và trải nghiệm.

Xây dựng di tích thành điểm đến an toàn, hấp dẫn

Xây dựng di tích thành điểm đến an toàn, hấp dẫn

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lắng lòng cùng không gian phố

Lắng lòng cùng không gian phố

28 Mar, 11:01 AM

Kinhtedothi - Hà Nội ngày càng có thêm nhiều không gian phố lắng đọng trong văn hóa và nghệ thuật mang sắc hương Hà thành.

Phát triển văn hóa phải giữ được hồn cốt Hà Nội

Phát triển văn hóa phải giữ được hồn cốt Hà Nội

28 Mar, 09:59 AM

Kinhtedothi - Theo PGS.TS Bùi Thị An - nguyên đại biểu Quốc hội TP Hà Nội, văn hóa là nền tảng của đất nước, của dân tộc cũng như Thủ đô. Văn hóa là tổng hòa các khía cạnh của cuộc sống, liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của người Hà Nội.

Phát huy “sức mạnh mềm quốc gia”

Phát huy “sức mạnh mềm quốc gia”

26 Mar, 05:55 AM

Kinhtedothi - Văn hóa luôn có vai trò rất quan trọng bởi văn hóa chính là sự sáng tạo của con người. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, sự sáng tạo đấy là “vì lẽ sinh tồn”, là do nhu cầu của cuộc sống của con người.

Bài 4: Đổi mới tư duy, kiến tạo không gian phát triển

Bài 4: Đổi mới tư duy, kiến tạo không gian phát triển

23 Mar, 02:17 PM

Kinhtedothi - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên hội nhập mạnh mẽ, văn hóa đứng trước nhiều thời cơ cũng như thách thức quan trọng, đòi hỏi những giải pháp, hành động cấp thiết để thúc đẩy sự phát triển và vươn mình trên trường quốc tế, cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên mới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ