Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cách lựa chọn bánh Trung thu bảo đảm an toàn

Kinhtedothi - Để chọn bánh Trung thu an toàn, người tiêu dùng cần biết các thông tin về quá trình chế biến như thế nào, các nguyên liệu làm bánh có đảm bảo ATTP hay không.
 Ảnh minh họa
Năm 2020, Bộ KH&CN ban hành bộ tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) dành cho sản phẩm bánh tươi (bao gồm bánh Trung thu). Theo TCVN, bánh Trung thu như bánh dẻo, bánh nướng đều cần đạt các tiêu chí về thành phần nguyên liệu theo quy định, yêu cầu cảm quan, các chỉ tiêu lý hóa, giới hạn phụ gia thực phẩm, đóng gói bao bì… Với hàng loạt các tiêu chí khắt khe, TCVN 2020 chính là mốc đánh dấu chất lượng bánh Trung thu ngon lại an toàn với sức khỏe người sử dụng.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bánh Trung thu ngon, đảm bảo vệ sinh ATTP thường có mặt bánh vàng đều, da bánh mỏng, nhân khi cắt ra không bị vụn, không có mùi ôi khét của thực phẩm để lâu, hay không có mùi vị bất thường. Ngoài ra, vỏ bánh mềm, không bị khô, cũng không quá nhiều dầu gây ướt mặt bánh. Nhân bánh có vị cân bằng, không quá ngọt/ hay quá mặn. Nhân bánh có độ dẻo đủ, không bị nhão, không bị vụn, không bể, không khô. Nguyên liệu bánh đạt chuẩn chất lượng, tươi ngon, được lựa chọn kỹ càng, rõ nguồn gốc, xuất xứ cụ thể. Bánh có mùi hương đặc trưng của bánh nướng, bánh dẻo, không có mùi vị lạ hay mùi ôi khét của thực phẩm để lâu. Bánh còn trong hạn sử dụng khuyến cáo của nhà sản xuất. Bánh được sản xuất bởi các đơn vị có uy tín. "Bánh dẻo nên chọn loại hơi có phủ bột nhẹ trên mặt bánh. Khi ấn vào cảm thấy vỏ mềm nhưng không dính, nhão. Bánh nướng nên chọn loại có độ bóng vừa phải, khi ấn vào thấy có độ mềm và đàn hồi nhẹ là bánh ngon. Bánh có mùi thơm đặc trưng, trứng không có mùi tanh, không bể nát khi cắt. Dù là bánh truyền thống hay bánh của các công ty thì cũng phải có nguồn gốc rõ ràng, có tên của nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất, có hướng dẫn sử dụng, hạn dùng và bảo quản trên bao bì sản phẩm, đạt TCVN năm 2020 về bánh Trung thu. Người tiêu dùng không nên chọn mua những sản phẩm bánh Trung thu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có nhãn mác" - PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khuyến cáo.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

21 May, 03:04 PM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý tổng số 13 vụ, trong đó xử lý hình sự 1 vụ và xử phạt hành chính 12 vụ liên quan đến tôm hùm giống với tổng số tiền gần 900.000.000 đồng. Đồng thời, tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống các loại với giá trị ước tính gần 34 tỷ đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ