Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cách phát hiện rượu giả trên thị trường chuẩn xác nhất

Kinhtedothi - Uống phải rượu giả rất nguy hại cho sức khỏe, thậm chí có thể tổn hại đến tính mạng nếu bị ngộ độc nặng. Dưới đây là những cách giúp bạn phân biệt rượu thật và rượu giả.

Kiểm tra tem rượu

Đối với những hãng rượu nổi tiếng như Balanttine’s, Chivas, Royal..thường có tem thông minh dán trên mỗi chai để phân biệt hàng giả hàng thật.

Kiểm tra bằng nước: Khi cho nước thấm lên 2 đầu tem, tên sản phẩm sẽ biến mất dần, khi khô tem sẽ trở lại trạng thái bình thường và nếu là rượu giả chữ sẽ biến mất.

Kiểm tra bằng bút dạ quang: dùng bút dạ quang bôi lên phần màu trắng của tem sẽ thấy tên thương hiệu được in chìm hiện lên là rượu thật, rượu giả không thể làm được điều này. Hoặc bạn có thể kiểm tra bằng đèn huỳnh quang, khi chiếu lên phần trắng của tem sẽ hiện lên tên thương hiệu với rượu thật. Nếu không có thì 100% đó là hàng giả.

Đối với những loại rượu nhập khẩu khác, bạn có thể phân biệt bằng cách nhìn vào tem của Bộ Công an dán trên nắp chai. Đây là loại tem vỡ, giống tem bảo hành thường được dán trên các thiết bị máy tính, điện tử... Còn tem rượu giả thường chỉ là giấy bóng in bình thường, có thể bóc ra dễ dàng mà không bị rách. Hình ảnh trên nắp chai rượu giả thường được in kéo lụa nên không sắc sảo bằng nắp thật; tem cũng không sắc sảo bằng tem thật...

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Kiểm tra nắp, nút chai rượu ngoại thật

Nắp chai rượu ngoại thật thì các đường ray rất liền không hề bị hở như hàng nhái. Những chai rượu nhái thường sử dụng lại hoặc dùng nắp, nút giả tuyệt đối.

Người tiêu dùng cần phân biệt thật tốt bằng giác quan của mình. Thật tinh tế nếu so sánh hai chiếc nắp chai rượu thật và giả, bạn có thể nhìn thấy rõ điều đó.

Lượng rượu trong chai

Hầu hết các chai rượu chính thống đều chỉ được đổ đầy đến khoảng giữa cổ chai, một số chai như Karuizawa thì chỉ đến vai. Theo thời gian, lượng rượu bị hao hụt phần nào nên khoảng trống trong chai sẽ tăng dần. Nếu những chai rượu từ năm 1960 trở về trước mà có lượng rượu đầy tức là rượu giả.

Kiểm tra đáy chai

Có một số loại rượu được làm giả rất tinh vi bằng cách khoan một lỗ rất nhỏ, như sợi tóc dưới đáy chai để rút rượu thật ra và bơm rượu giả vào. Do đó khi mua bạn nên quan sát thật kĩ dưới đáy chai, nếu có dấu vết lạ thì không nên mua. Các vết khoan thường ở những chỗ khó thấy ví dụ: chính giữa vòng tròn của những chữ “A,O,B,.. hoặc những chỗ có vết tì sẵn trên chai khi sản xuất. Sau khi hút rượu ra, lỗ được dán thật kĩ bằng keo trong nên rất khó phát hiện. Các bạn cần quan sát thật kĩ để tìm những lỗ như vậy.

So sánh với bản gốc

Bạn có thể lên mạng để tìm thông tin về chai rượu thật và so sánh với chai rượu của bạn. Các điểm có thể đối chiếu bao gồm đường vân, màu sắc và chất liệu nắp.

Xem trọng lượng vỏ chai

Vỏ chai whisky giả thường nhẹ hơn. Hãy để ý trọng lượng chai và hình dáng, bao gồm độ sâu và các rãnh dưới đáy chai (gọi là punt).

Nhìn vào bọt khí nổi lên trong chai

Lật đít chai lên và bắt đầu nhìn bọt khí. Rượu thật thì bọt khí rất mịn và đều, các bọt khí di chuyển chậm và không theo phương thẳng đứng mà nó tỏa ra rồi mới lưng lững bay lên, nhìn trên phía trên sẽ thấy những bọt khí lớn hơn một chút bám vào chai. Trong khi đó rượu giả bọt khí to, có xu hướng bay lên theo chiều thẳng với tốc độ nhanh.

Kiểm tra chất lượng sau khi mua về

Nếu nghi ngờ về chất lượng của chai rượu ngoại bạn có thể làm theo một trong các cách sau:

- Đem để vào ngăn đá tủ lạnh, sau 12 giờ lấy ra nếu như có hiện tượng đông đá trong chai rượu thì có thể là rượu giả được làm từ cồn công nghiệp 100%.

- Để thử nồng độ cồn trong rượu bạn có thể đổ một ít rượu ra lòng bàn tay, xoa hai tay với nhau rồi đưa lên mũi ngửi, nếu thấy có mùi xốc của cồn thì rượu đó có hàm lượng cồn cao, có thể là rượu giả được pha chế từ cồn.

- Rượu giả khi mở ra uống không thấy mùi thơm, có vị chua hơi đắng, khi uống thấy gắt miệng và màu rượu thì nhờ nhờ không đặc trưng như rượu thật. Sau khi uống có thể bị đau đầu.

- Đối với rượu Cognac thì rượu thật được chưng cất từ nho và được ngâm ủ lên men trong thùng gỗ sồi. Khi rót rượu vào ly chỉ cần lắc nhẹ ly rượu mùi thơm được tỏa ra mùi vị rất đặc trưng. Ngoài ra, rượu phải có độ sánh (người ta hay nói rượu có chân) và có mùi thơm của nho, của gỗ sồi, mật ong…

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

Khánh Hòa: tiêu hủy gần 850.000 tôm hùm giống gần 34 tỷ đồng

21 May, 03:04 PM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2024 đến nay, Công an tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý tổng số 13 vụ, trong đó xử lý hình sự 1 vụ và xử phạt hành chính 12 vụ liên quan đến tôm hùm giống với tổng số tiền gần 900.000.000 đồng. Đồng thời, tiêu hủy gần 850.000 con tôm hùm giống các loại với giá trị ước tính gần 34 tỷ đồng.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ