Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cách tính lương hưu khác nhau giữa khu vực công và khối doanh nghiệp

Kinhtedothi – Người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu.

Anh Trần Công Hoàn đến từ Công ty Goshi Thăng Long hỏi chuyên gia về việc tại sao lại có cách tính lương hưu khác nhau giữa khu vực công và khối DN?

Về câu hỏi này, TS Nguyễn Huy Khoa là Phó Trưởng Khoa Luật, Trường Đại học Công đoàn cho biết, chế độ hưu trí là một trong những chính sách an sinh xã hội dành cho người cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay có sự khác biệt trong cách tính lương hưu giữa khu vực nhà nước và DN, xuất phát từ đặc điểm của từng khu vực.

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ 1/1/2025 trở đi thì cách tính lương hưu của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Ảnh minh họa.

Ở khu vực nhà nước, lương cơ bản thường tăng theo thâm niên và hệ số. Ở khu vực DN, tiền lương chủ yếu được tính theo năng suất và hiệu quả lao động.

Nếu lương hưu được tính dựa trên số năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu của thời gian làm việc thì có thể có người được lợi nhưng cũng có nhiều người khác thiệt hơn, nhất là khi thu nhập thực tế không ổn định.

Luật Bảo hiểm xã hội quy định, người lao động làm việc theo bảng lương nhà nước, cách tính lương hưu phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội. Cụ thể là:

Tham gia bảo hiểm xã hội trước năm 1995 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 1995 đến hết năm 2000 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2001 đến hết năm 2006 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2007 đến hết năm 2015 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2016 đến hết năm 2019 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2020 đến hết năm 2024 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Tham gia bảo hiểm xã hội từ 1/1/2025 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động có quyết định thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian để tính lương hưu.

Như vậy, qua các lần sửa Luật Bảo hiểm xã hội, xu hướng chung là tiến tới đồng bộ giữa khu vực nhà nước và khu vực DN về cách thức đóng và hưởng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, nhằm đảm bảo công bằng, minh bạch và bền vững cho hệ thống an sinh xã hội.

Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu được nhận trợ cấp hàng tháng từ 1/7/2025

Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu được nhận trợ cấp hàng tháng từ 1/7/2025

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ