Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cách tính mức lương hưu hàng tháng từ 1/7/2025

Kinhtedothi – Từ 1/7/2025, mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được thực hiện theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024.

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, năm 2025, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là 61 tuổi 3 tháng đối với nam và 56 tuổi 8 tháng đối với nữ.

Từ 1/7/2025, mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu được thực hiện theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024. Ảnh minh họa.

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 thì mức lương hưu hàng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điều 64 của Luật này. Cụ thể, mức lương hưu hàng tháng đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;

Mức lương hưu đối với lao động nam bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hàng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.

Về mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 có quy định cụ thể. Theo đó, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 1/1/1995 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2001 đến ngày 31/12/2006 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2007 đến ngày 31/12/2015 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2019 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2020 đến ngày 31/12/2024 thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

Người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 1/1/2025 trở đi thì tính bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu được nhận trợ cấp hàng tháng từ 1/7/2025

Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu được nhận trợ cấp hàng tháng từ 1/7/2025

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy nhanh tiến độ xoá nhà tạm, nhà dột nát

Nam Định đẩy nhanh tiến độ xoá nhà tạm, nhà dột nát

20 May, 03:56 PM

Kinhtedothi - Ngày 20/5/2025, UBND tỉnh Nam Định ban hành Văn bản số 483/UBND-VP3 gửi Ủy ban MTTQ tỉnh, các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố về việc đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ