80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu từ ngày 1/7/2025

Kinhtedothi – Bộ LĐTB&XH đề xuất cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu đối với trường hợp lao động nam, lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm quy định, thực hiện từ ngày 1/7/2025.

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 quy định trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, nêu rõ: lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm, lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Bộ LĐTB&XH đề xuất cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm quy định. Ảnh Duy Nguyễn.

Để triển khai các nội dung trên, tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ LĐTB&XH nêu rõ cách tính đối với trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu với thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ. 

Cụ thể, mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được tính bằng 0,5 lần mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với nam và cao hơn 30 năm đối với nữ kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được tính bằng 2 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ: ông D làm việc trong điều kiện lao động bình thường, tại thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu có 38 năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng ông D không nghỉ việc hưởng lương hưu mà tiếp tục làm việc và đóng bảo hiểm xã hội thêm 3 năm mới nghỉ việc hưởng lương hưu. Khi nghỉ việc hưởng lương hưu, ông D có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 41 năm. Như vậy, ngoài lương hưu ông D còn được hưởng trợ cấp một lần. Trong đó 3 năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm trước thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu, mỗi năm bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội: 3 năm x 0,5 = 1,5.

3 năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn năm kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu, mỗi năm bằng 2 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội: 3 năm x 2 = 6.

Như vậy, ông D được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu bằng 7,5 (1,5 + 6) lần mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cần cuộc cách mạng tăng lương tối thiểu vùng

Cần cuộc cách mạng tăng lương tối thiểu vùng

09 Jul, 05:15 AM

Kinhtedothi - Việt Nam đang hướng tới trở thành nước phát triển và thu nhập cao vào năm 2045, với thu nhập bình quân đầu người đạt 15.000 USD. Để đạt mục tiêu này, đòi hỏi cuộc cách mạng tăng lương tối thiểu cho người lao động. Mới đây Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất 2 phương án tăng lương tối thiểu vùng là 9,2% và 8,3%.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ