80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cái chết êm ái: Băn khoăn cả lý lẫn tình!

Kinhtedothi - Thông tin Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) đề xuất đưa quyền được chết (quyền an tử, cái chết nhân đạo) vào bản góp ý dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi, cho phép người bệnh không thể cứu chữa, phải chịu đau đớn giày vò có thể đề nghị bác sĩ (BS) giúp ra đi một cách nhẹ nhàng đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Mặc dù quyền được chết được các quốc gia như Hà Lan, Bỉ, Thụy Sĩ và một số bang của Mỹ thừa nhận nhưng nhiều chuyên gia vẫn lo ngại đề xuất này động chạm đến không chỉ các giá trị đạo đức, vì nó tương tự như giúp người khác tự tử - vốn được quan niệm như giết người, mà còn có thể đặt ra những thách thức về pháp lý như trách nhiệm giám sát của cơ sở chữa bệnh… Do vậy, cả BS và các chuyên gia pháp lý đều cho rằng đề xuất này khó có thể nhận được sự đồng thuận cao.

Lý giải về đề xuất này, TS Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, thực tế, nhiều người bệnh không thể cứu được, phải sống thực vật, bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đau đớn tột cùng về thể xác, sang chấn đến tận cùng về tinh thần. Họ mong muốn được chết, muốn nhờ BS giúp ra đi một cách êm ái, thanh thản. “Về mặt luật pháp, chúng ta có quyền được khai sinh, khai tử, nhưng trên hết là quyền được sống. Sao chúng ta lại không đặt vấn đề về quyền được chết?” - TS Nguyễn Huy Quang nói.

Tuy nhiên, đề xuất này cũng gặp phải những ý kiến trái chiều ngay từ phía đội ngũ BS trực tiếp tham gia khám chữa bệnh. PGS. BS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, trong quá trình tiếp xúc điều trị với các bệnh nhân, về khía cạnh tâm lý, có nhiều trường hợp, bản thân người bệnh muốn sống nhưng có thể vì không muốn phiền đến người thân trong gia đình mà họ lựa chọn tìm đến cái chết.

BS Nguyễn Tiến Dũng cũng phân tích, người bệnh khi đối mặt với sự sống - cái chết là lúc đang bị sức ép tâm lý lớn, họ cần có BS để trợ giúp có thêm động lực chiến đấu với bệnh tật, với cái chết. Lúc này, người bệnh rất cần được giúp đỡ bằng tình thương, bằng cách hỗ trợ tâm lý vượt qua đau đớn của bệnh tật và sự sợ hãi. “Trong công việc thực tế và hoàn cảnh của xã hội hiện nay thì điều quan trọng là phải xây dựng một xã hội có tình thương, có đạo lý, tình người. Đừng bắt người BS đứng ra quyết định chấm dứt sự sống của bệnh nhân” - BS Nguyễn Tiến Dũng nói. Bên cạnh đó, với trình độ tiến bộ của khoa học, người bệnh có thể tin tưởng bệnh của họ năm nay không có thuốc chữa, nhưng năm sau khoa học đã nghiên cứu thành công phương pháp chữa bệnh.

TS Ngô Dương - Viện Nhà nước & Pháp luật cho biết, tại các quốc gia cho phép an tử, luôn đòi hỏi những điều kiện và thủ tục rất chặt chẽ để tránh lạm dụng hoặc quá vội vã khi chưa xem xét hết các cơ hội cứu chữa. Theo TS Ngô Dương, an tử là không hiếm và đã xảy ra trên thực tế, nhiều gia đình đã áp dụng và không có tranh cãi hay dằn vặt gì. Nhưng nếu chính thức hóa nó, chúng ta cần tính hết những hành động lạm dụng nhằm phục vụ những mục đích không trong sáng như chia thừa kế, giết người trá hình… Đó cũng là một điều gây tranh cãi lớn và khó đạt được sự đồng thuận cao. Nếu đề xuất này được chính thức hóa, cần đặt ra những điều kiện nào được an tử, thủ tục cần những bước gì và phải có việc giám sát độc lập, quy trình kiểm tra nội bộ để hạn chế ở mức cao nhất những hành động lạm dụng.

“Tôi cho rằng, người phản đối nhiều nhất chính là các BS. Họ vẫn nói với người nhà bệnh nhân rất thật lòng về cơ hội cứu chữa và để người nhà bệnh nhân quyết định. Nhưng buộc họ phải tư vấn một cách chính thức, dù nó đúng, thì đó lại là một chứng cứ gây rắc rối cho họ. Giả thiết là biên bản ghi ông A. được an tử theo tư vấn của BS B. - điều đó quá nguy hiểm cho BS. Mà BS thì không nên có bất cứ một sự đe dọa nào, còn rất nhiều những mạng sống khác cần đến sự tỉnh táo của các BS này” - TS Ngô Dương nhận định.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đề xuất cách tính mức lương tối thiểu vùng thực hiện từ 1/1/2026

Đề xuất cách tính mức lương tối thiểu vùng thực hiện từ 1/1/2026

22 Jul, 06:22 AM

Kinhtedothi – Dự thảo Nghị định đề xuất mức lương tối thiểu vùng tăng từ 250.000 đồng – 350.000 đồng (tương ứng tỷ lệ bình quân 7,2%) so với mức lương tối thiểu hiện hành. Mức điều chỉnh lương tối thiểu này trên cao hơn khoảng 0,6% so với mức sống tối thiểu của người lao động đến hết năm 2026.

Tuổi trẻ Công an Hà Nội: hành trình vì cộng đồng

Tuổi trẻ Công an Hà Nội: hành trình vì cộng đồng

21 Jul, 08:11 PM

Kinhtedothi - Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025) và 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025), đoàn viên, thanh niên Công an TP Hà Nội phối hợp Công an tỉnh Nghệ An và HTI Group tổ chức hành trình về nguồn, thực hiện các hoạt động tình nguyện đầy ý nghĩa trong khuôn khổ phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ