Đề xuất cách tính mức lương tối thiểu vùng thực hiện từ 1/1/2026
Kinhtedothi – Dự thảo Nghị định đề xuất mức lương tối thiểu vùng tăng từ 250.000 đồng – 350.000 đồng (tương ứng tỷ lệ bình quân 7,2%) so với mức lương tối thiểu hiện hành. Mức điều chỉnh lương tối thiểu này trên cao hơn khoảng 0,6% so với mức sống tối thiểu của người lao động đến hết năm 2026.
Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026.
Dự thảo đề xuất mức lương tối thiểu tháng, vùng I là 5.310.000 đồng/tháng; vùng II là 4.730.000 đồng/tháng; vùng III là 4.140.000 đồng/tháng; vùng IV là 3.700.000 đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu vùng này tăng từ 250.000 đồng – 350.000 đồng (tương ứng tỷ lệ bình quân 7,2%) so với mức lương tối thiểu hiện hành.

Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo nghị định đề xuất lương tối thiểu vùng tăng 7,2%, áp dụng từ 1/1/2026. Ảnh minh họa.
Bộ Nội vụ cho biết, mức điều chỉnh lương tối thiểu nêu trên cao hơn khoảng 0,6% so với mức sống tối thiểu của người lao động đến hết năm 2026 để cải thiện cho người lao động. Mức điều chỉnh này có sự chia sẻ, hài hòa lợi ích của người lao động và DN, vừa chú ý cải thiện đời sống cho người lao động, vừa chú ý đến việc bảo đảm duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh của DN.
Mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng: vùng I là 25.500 đồng/giờ, vùng II là 22.700 đồng/giờ, vùng III là 20.000 đồng/giờ, vùng IV là 17.800 đồng/giờ.
Mức lương tối thiểu giờ tiếp tục được xác định dựa trên phương pháp quy đổi tương đương từ mức lương tối thiểu tháng và thời gian làm việc tiêu chuẩn theo quy định của Bộ luật Lao động. Đây là phương pháp được các chuyên gia ILO đã khuyến nghị Việt Nam lựa chọn và đã sử dụng khi tính mức lương tối thiểu giờ từ năm 2022 đến nay.
Về việc áp dụng mức lương tối thiểu, dự thảo Nghị định quy định: Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương cho người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời gian làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:
Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.

Đề xuất lương tối thiểu ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh tăng cao nhất 350.000 đồng, từ 1/1/2026
Kinhtedothi – Bộ Nội vụ đề xuất từ ngày 1/1/2026, chỉnh mức lương tối thiểu tăng 7,2%, từ 250.000 – 350.000 đồng tùy theo từng vùng, áp dụng cho 34 tỉnh, TP, trong đó có Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Người lao động mong muốn tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ tháng 7/2025
Kinhtedothi – Việc tăng lương tối thiểu không chỉ mang lại lợi ích cho người lao động mà còn là động lực giúp tăng năng suất lao động, thúc đẩy DN phát triển nhanh, mạnh, là tiền đề gắn bó giữa người lao động với DN. Vì thế, chuyên gia và người lao động mong muốn được tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ tháng 7/2025.

Chính phủ yêu cầu điều chỉnh lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025
Kinhtedothi – Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu vùng từ tháng 7/2025 để đảm bảo đời sống cho người lao động.