Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cái giá của lòng tự trọng

Kinhtedothi - Suốt hơn một năm qua, Phó Chủ tịch UBND quận 1 – TP Hồ Chí Minh Đoàn Ngọc Hải luôn hâm nóng báo chí bởi gắn liền với cuộc chiến lập lại trật tự đô thị vỉa hè.

Không chọn công to việc lớn gì để thể hiện mình, việc ông làm chỉ là một phần rất nhỏ bé trong số những nhiệm vụ mà một Phó Chủ tịch quận phụ trách công tác quản lý đô thị được giao.Vì vậy mà lá đơn xin từ chức của ông trong mấy ngày qua nói lên khá nhiều điều.

 Ông Đoàn Ngọc Hải. Ảnh: Internet.

Cái vỉa hè, nó là phần không gian trước mỗi ngôi nhà ở TP, dành riêng cho người dân và du khách đi bộ dạo chơi songnó cũng là một phần của cơ sở hạ tầng - dịch vụ, là bộ mặt thể hiện văn hóa, văn minh, là không gian sống chậm của cư dân đô thị. Thế nhưng, đã từng có một thời gian dài, vì cung cách quản lý tùy tiện của cơ quan chức năng, mà cái vỉa hè đã trở thành nơi mưu sinh của nhiều người. Không chỉ là người nghèo buôn bán hàng rong kiếm sống qua ngày, mà người giàu, người có thế lực cũng tận dụng cơ hội này, biến vỉa hè thành của riêng, thành cỗ máy kiếm tiền cho mình. Đặc biệt là ở những đô thị lớn, những trung tâm sầm uất như quận 1- TP Hồ Chí Minh.

Vì thế, cũng dễ hiểu khi suốt hơn năm qua, cái tên Đoàn Ngọc Hải gắn với bao nhiêu hỉ - nộ - ái - ố của nhiều người từ những quyết định xử phạt hàng quán lấn chiếm, xe đỗ không đúng nơi qui định. Không cần biết xe quan hay xe dân, xe tư nhân biển trắng hay xe Nhà nước biển xanh, hễ đỗ sai là ông “cẩu” hết; Nhà của dân hay cơ quan Nhà nước, hễ xây lấn chiếm vỉa hè là ông cho lực lượng phá dỡ; Ai buôn bán lấn chiếm vỉa hè là ông dẹp. Cách làm của ông đã đem lại niềm tin cho dân vào quyết tâm lập lại trật tự văn minh đô thị của chính quyền quận 1, được xem là hình mẫu cho nhiều địa phương học tập để chống lại nạn “tham nhũng vỉa hè”.

Thế nhưng, ông Đoàn Ngọc Hải đã phải viết đơn xin từ chức. Không đơn giản là để thực hiện cam kết “không làm được, tôi sẽ cởi áo về vườn” như đã hứa, mà đó còn là sự chua chát của một con người đầy trách nhiệm khi phải thừa nhận rằng:“Việc xử lý hành vi lấn chiếm lòng, lề đường đã động chạm đến lợi ích rất to lớn hàng ngàn tỷ của các bãi ô tô, xe gắn máy, nhà hàng, khách sạn, các hộ kinh doanh mặt tiền... và một bộ phận không nhỏ cán bộ cộng sinh trong đó".

Thể hiện điều này bằng giấy trắng mực đen, ông Phó Chủ tịch quận 1 đã thừa nhận mình thất bại. Không phải vì thiếu trách nhiệm mà vì lòng nhiệt tình của một người không thể thắng được những lợi ích vật chất mà vỉa hè mang lại cho nhiều người. Đơn xin từ chức của ông Hải sẽ được xử lý theo qui trình. Cho dù là thế nào, việc này cũng thể hiện tư cách của ông: Dám nói, dám làm và giữ lời hứa với dân - điều mà không nhiều cán bộ trong bộ máy công quyền hiện nay làm được.

Dư luận tiếc cho ông, một cán bộ năng nổ, trách nhiệm phải buông tay trước quá nhiều “mối quan hệ” chằng chịt bủa vây. Càng tiếc hơn khi sự bất lực đã thể hiện một “bi kịch” có thực của cơ chế quản lý đô thị hiện nay ở nước ta.Vỉa hè có nhiều công năng, song việc sử dụng vỉa hè vào việc gì và đến mức độ nào cần phải có qui định chặt chẽ, làm sao có thể khai thác, sinh lợi cho xã hội và đảm bảo công bằng cho mọi người cần được tính toán chi ly.

Lập lại trật tự văn minh đô thị là việc phải làm. Nhưng một tay không thể vỗ nên kêu. Vì thế, câu chuyện từ chức của ông Phó Chủ tịch quận 1 Đoàn Ngọc Hải còn là bài học quí báu cho công tác quản lý trật tự đô thị ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thang máy Việt Nam hướng tới mục tiêu “Chuẩn hóa - Kết nối - Phát triển”

Thang máy Việt Nam hướng tới mục tiêu “Chuẩn hóa - Kết nối - Phát triển”

08 May, 11:05 AM

Kinhtedothi - Sáng 8/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Thang máy Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 - 2030 với phương châm “Chuẩn hóa - Kết nối - Phát triển”. Đại hội có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước kiện toàn tổ chức, định hướng hoạt động ngành thang máy trong 5 năm tới.

Vì sao 23 hộ dân trúng đấu giá đất ở xã Trần Phú, Chương Mỹ đã 16 năm không được cấp sổ đỏ, xây nhà?

Vì sao 23 hộ dân trúng đấu giá đất ở xã Trần Phú, Chương Mỹ đã 16 năm không được cấp sổ đỏ, xây nhà?

08 May, 08:52 AM

Kinhtedothi - Tham gia đấu giá, trúng đấu giá, đã thực hiện nghĩa vụ tài chính với chính quyền địa phương. Song, 16 năm qua, 23 hộ dân tại xã Trần Phú (huyện Chương Mỹ) vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, không được phép xây dựng…

Hà Nội: Người dân nô nức xuống phố tận hưởng kì nghỉ lễ

Hà Nội: Người dân nô nức xuống phố tận hưởng kì nghỉ lễ

02 May, 07:54 AM

Kinhtedothi - Ngày Quốc tế Lao động năm nay mang đến cho Hà Nội một nhịp sống bình lặng trên các con phố nhưng tươi vui ở những không gian công cộng. Trong khoảnh khắc ấy, thành phố như tạm nghỉ, để người dân có một ngày trọn vẹn thư giãn giữa lòng đô thị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ