Thang máy Việt Nam hướng tới mục tiêu “Chuẩn hóa - Kết nối - Phát triển”
Kinhtedothi - Sáng 8/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Thang máy Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 - 2030 với phương châm “Chuẩn hóa - Kết nối - Phát triển”. Đại hội có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước kiện toàn tổ chức, định hướng hoạt động ngành thang máy trong 5 năm tới.

Toàn cảnh Đại hội Hiệp hội Thang máy Việt Nam lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Phát biểu khai mạc đại hội, Chủ tịch Hiệp hội Thang máy Việt Nam (VNEA) Nguyễn Hải Đức khẳng định, ngay nhiệm kỳ đầu tiên Hiệp hội Thang máy Việt Nam đã ghi dấu những bước đi nền tảng, từng bước khẳng định vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp - cơ quan quản lý - chuyên gia - người sử dụng trong công cuộc xây dựng và nâng cao chất lượng ngành thang máy, thang cuốn tại Việt Nam.
2 thành công của hoạt động nhiệm kỳ 2020 - 2025 đó là việc VNEA đã góp phần xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành thang máy; kết nối doanh nghiệp và phát triển thị trường trong nước. Hiện nay, Hiệp hội đã tham gia cùng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng… trong việc xây dựng, rà soát và sửa đổi các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) liên quan đến thang máy, đảm bảo an toàn và đồng bộ hóa với tiêu chuẩn quốc tế. Đề xuất hoàn thiện cơ chế quản lý chất lượng, kiểm định và bảo trì thang máy tại Việt Nam.
Hàng năm, VNEA định kỳ tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn ngành thang máy giúp kết nối hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho việc trao đổi công nghệ, hợp tác sản xuất. Hỗ trợ thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp sản xuất linh kiện và thang máy nội địa, giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu.
Ngoài ra, VNEA đã làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao tay nghề, tham gia đại diện ngành thang máy Việt hội nhập quốc tế, phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền hình để truyền thông về an toàn thang máy, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và người sử dụng.

Nhu cầu lắp đặt thang máy mới mỗi năm ước tính từ 35.000 đến 40.000 chiếc. Ảnh GM
Nhiệm kỳ II (2025 - 2030), với phương châm “Chuẩn hóa - Kết nối - Phát triển”, Hiệp hội xác định 3 trụ cột chiến lược nhằm nâng tầm ngành thang máy Việt Nam: chuẩn hóa để tạo căn cứ và định hướng cho chất lượng sản phẩm, dịch vụ và sự phát triển của doanh nghiệp; tăng cường kết nối và hợp tác đa chiều; thúc đẩy đổi mới và phát triển.
Tại Đại hội, đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Hiệp hội Thang máy Việt Nam khóa II gồm 19 thành viên, Ban Kiểm tra gồm 3 thành viên. Phiên họp đầu tiên của Ban Chấp hành Hiệp hội cũng đã bầu Ban Thường vụ và các chức danh chủ chốt: Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và Trưởng ban kiểm tra. Ông Nguyễn Hải Đức - Chủ tịch Hiệp hội Thang máy Việt Nam khóa I (nhiệm kỳ 2020 - 2025) được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Thang máy Việt Nam khóa II (nhiệm kỳ 2025 - 2030).
Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Nội vụ tặng Bằng khen cho Hiệp hội Thang máy Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc, đóng góp tích cực trong lĩnh vực thang máy, thang cuốn, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Trích dẫn
Tính đến đầu năm 2025, Việt Nam đang vận hành khoảng 400.000 thang máy trên toàn quốc. Nhu cầu lắp đặt thang máy mới mỗi năm ước tính từ 35.000 đến 40.000 chiếc. Sự tăng trưởng này phản ánh tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, sự phát triển mạnh mẽ của các khu đô thị, chung cư, trung tâm thương mại và các công trình hạ tầng khác. Đặc biệt, kế hoạch xây dựng 1 triệu nhà ở xã hội giai đoạn 2021 - 2030 cũng góp phần làm gia tăng nhu cầu về thang máy.

Cơ hội hiện thực hóa quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng
Kinhtedothi - Trong các quy hoạch lớn của Thủ đô, sông Hồng được xác định là trục cảnh quan trung tâm, trục động lực phát triển công nghiệp văn hóa, thương mại, dịch vụ, du lịch và là không gian xanh của Hà Nội. Trên cơ sở đó, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cơ sở của Hà Nội dựa trên những điều kiện thực tiễn, tích hợp các quy hoạch đô thị đã được TP phê duyệt.

Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho chính quyền phường trong lĩnh vực quản lý và phát triển đô thị
Kinhtedothi- Sáng 7/5, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XV đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra Dự thảo Luật Chính quyền địa phương (sửa đổi). Trong đó, sửa đổi các quy định liên quan đến việc phân định đơn vị hành chính (ĐVHC), tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, đẩy mạnh phân cấp, uỷ quyền...

Đại biểu Quốc hội: đề nghị bổ sung quy định mở rộng thẩm quyền cho UBND các đô thị lớn
Kinhtedothi - Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) cho phép Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong trực tiếp chỉ đạo, điều hành giải quyết vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn trong trường hợp cần thiết sẽ bảo đảm tính linh động trong giải quyết vấn đề phát sinh khi bộ máy chính quyền mới được đi vào hoạt động.