Cận cảnh dự án đường trục hướng tâm Tây Thăng Long

Phạm Công
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tuyến đường trục Tây Thăng Long được xác định là một trong các tuyến đường trục hướng tâm quan trọng. Với tính chất, vai trò quan trọng của tuyến đường Tây Thăng Long trong quy hoạch GTVT Thủ đô, thực trạng công tác đầu tư, việc khẩn trương đầu tư hoàn thiện toàn tuyến là rất cần thiết.

 

Cận cảnh dự án đường trục hướng tâm Tây Thăng Long - Ảnh 1
Theo Sở GTVT TP Hà Nội, tuyến đường trục Tây Thăng Long được xác định là một trong các tuyến đường trục hướng tâm quan trọng (kết nối khu vực phía Tây với khu vực đô thị trung tâm của TP), tuyến đường này giao cắt với hầu hết các tuyến đường vành đai (Vành đai 2; Vành đai 2,5; Vành đai 3; Vành đai 3,5 và Vành đai 4).  
Cận cảnh dự án đường trục hướng tâm Tây Thăng Long - Ảnh 2
 Được định hướng quy hoạch là tuyến đường trục hướng tâm theo hướng Đông - Tây kết nối đô thị vệ tinh Sơn Tây với khu vực đô thị trung tâm và kết nối 5 quận, huyện, thị xã (Tây Hồ; Bắc Từ Liêm; Đan Phượng; Phúc Thọ, Thị Xã Sơn Tây).
Điểm đầu của tuyến đường giao với đường Võ Chí Công (đường Vành Đai 2); điểm cuối giao với Quốc lộ 32 khu vực thị xã Sơn Tây; Tổng chiều dài tuyến L=33,18Km (Tây Hồ: 0,30Km; Bắc Từ Liêm: 8,56Km; Đan Phượng: 10Km; Phúc Thọ: 13,40Km; Sơn Tây: 0,92Km).
Điểm đầu của tuyến đường giao với đường Võ Chí Công (đường Vành Đai 2); điểm cuối giao với Quốc lộ 32 khu vực thị xã Sơn Tây; Tổng chiều dài tuyến L=33,18Km (Tây Hồ: 0,30Km; Bắc Từ Liêm: 8,56Km; Đan Phượng: 10Km; Phúc Thọ: 13,40Km; Sơn Tây: 0,92Km).
Cận cảnh dự án đường trục hướng tâm Tây Thăng Long - Ảnh 3
Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật tuyến đường trục Tây Thăng Long được phân chia thành 2 đoạn. Đoạn trong Vành đai 4 có quy mô mặt cắt B=60,50m; đoạn ngoài Vành đai 4 có quy mô mặt cắt B=40m.
Cận cảnh dự án đường trục hướng tâm Tây Thăng Long - Ảnh 4
Trên tổng số 33,18Km, hiện nay có 6,04Km/33,18Km đã được đầu tư hoàn thiện theo quy hoạch; 9,04/33,18Km đang có dự án nghiên cứu để đầu tư xây dựng (đang triển khai dự án đầu tư và lập đề xuất dự án đầu tư); 18,10/33,18Km chưa có dự án nghiên cứu đầu tư.
Cận cảnh dự án đường trục hướng tâm Tây Thăng Long - Ảnh 5
Có 4 đoạn tuyến đã được đầu tư hoàn thiện theo quy hoạch (6,04Km): 1 đoạn tuyến trên địa bàn quận Tây Hồ, L= 0,30Km; 02 đoạn tuyến trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm, L=4,82 Km; 01 đoạn trên địa bàn Thị xã Sơn Tây, L=0,92Km - 02 đoạn tuyến đang đầu tư và triển khai các thủ tục đầu tư (9,04Km): 01 đoạn trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm, L= 3,24Km (Đoạn từ Văn Tiến Dũng đến Phạm Văn Đồng); 01 đoạn trên địa bàn huyện Đan Phượng, L=5,8Km (đoạn từ Vành đai 3,5 đến kênh Đan Hoài). 
Cận cảnh dự án đường trục hướng tâm Tây Thăng Long - Ảnh 6
Hiện nay 3 đoạn tuyến chưa có dự án đầu tư (18,10 Km). Trong đó có 1 đoạn trên địa bàn Bắc Từ Liêm, L=0,5Km (Hầm Chui khác mức với đường Phạm Văn Đồng); 1 đoạn trên địa bàn huyện Đan Phượng, L=4,20Km (đoạn từ kênh Đan Hoài đến đê La Thạch); 1 trên địa bàn huyện Phúc Thọ, L=13,40Km.
Cận cảnh dự án đường trục hướng tâm Tây Thăng Long - Ảnh 7
Trong thời gian qua, UBND Thành phố đã quan tâm dành nhiều nguồn lực để từ bước đầu tư hoàn thiện tuyến đường này theo quy hoạch, trong đó có 6,04Km/33,18Km đã hoàn thành và 9,04/33,18Km đang có dự án nghiên cứu để đầu tư xây dựng (đã được xác định trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025). 
Cận cảnh dự án đường trục hướng tâm Tây Thăng Long - Ảnh 8
 Một số đoạn tuyến đã đầu tư hoàn thành nhưng chưa đảm bảo tính kết nối liên thông dẫn đến chưa phát huy hết hiệu quả đầu tư (đoạn 900m trên địa bàn thị xã Sơn Tây và đoạn 3,22Km trên địa bàn Bắc Từ Liêm hiện vẫn đang là đường cụt). Nhu cầu vốn để đầu tư hoàn thiện 18,10 Km còn lại (chưa có dự án nghiên cứu) là khá lớn (khoảng 3.800 tỷ đồng) khó khăn cho việc cân đối nguồn lực thực hiện.
Cận cảnh dự án đường trục hướng tâm Tây Thăng Long - Ảnh 9
Theo Sở GTVT TP Hà Nội, để nâng cao hiệu quả đầu tư, trong thời gian tới cần tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai thi công đoạn từ Phạm Văn Đồng đến đường Văn Tiến Dũng. Hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư đoạn tuyến từ Vành đai 3,5 đến kênh Đan Hoài. Đồng thời tổ chức triển khai lập, thẩm định và phê duyệt chỉ giới đường đỏ đối với các đoạn tuyến còn lại. Rà soát cân đối nguồn lực, bố trí đủ vốn để thực hiện đầu tư các dự án theo các giai đoạn. 
Cận cảnh dự án đường trục hướng tâm Tây Thăng Long - Ảnh 10
Sở GTVT đề xuất UBND TP Hà Nội xem xét thống nhất danh mục, lộ trình định hướng đầu tư các đoạn tuyến còn lại của tuyến đường trục Tây Thăng Long theo các giai đoạn đã được Sở GTVT rà soát.  
Cận cảnh dự án đường trục hướng tâm Tây Thăng Long - Ảnh 11
 Sở cũng đề xuất UBND các quận, huyện Bắc Từ Liêm, Đan Phượng, phối hợp chặt chẽ với Sở KH&ĐT để tham mưu, đề xuất UBND Thành phố tiếp tục báo cáo HĐND Thành phố xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường trục Tây Thăng Long và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đoạn dang dở.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần