Cận cảnh khôi phục trụ chống va xô, giữ an toàn cầu Long Biên

Kỳ Nam/Giaothonghanoi
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đường sắt đang sửa chữa, khôi phục trụ chống va xô cầu Long Biên để gia tăng an toàn cho các phương tiện qua cầu.

Cận cảnh khôi phục trụ chống va xô, giữ an toàn cầu Long Biên - Ảnh 1
Ghi nhận của PV tại cầu Long Biên, tại vị trí trụ T16A phía thượng lưu, bên trái hướng lưu thông Hoàn Kiếm đi Long Biên đang được các đơn vị thi công trụ chống va xô. Ảnh: Thiết bị, vật tư, máy móc được đơn vị thi công bố trí trên sà lan nổi trên sông. 
Cận cảnh khôi phục trụ chống va xô, giữ an toàn cầu Long Biên - Ảnh 2
 Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, công trình sửa chữa, khôi phục trụ chống va xô trụ phụ T16A cầu Long Biên có quy mô gồm: Khôi phục trụ chống va xô tại vị trí trụ cũ bằng kết cấu trụ bê tông cốt thép trên nền móng cọc khoan nhồi D1.5m; Phá dỡ kết cấu trụ chống va xô đổ sập để thanh thải lòng sông và thông luồng đường thủy; Gia cố trụ phụ T16A phía thượng lưu bằng kết cấu bê tông cốt thép trên 2 cọc khoan nhồi đường kính D1.0m.
Cận cảnh khôi phục trụ chống va xô, giữ an toàn cầu Long Biên - Ảnh 3
Đây là công trình sửa chữa thuộc nguồn vốn sự nghiệp kinh tế cấp cho bảo trì hạ tầng đường sắt hàng năm. Công trình do Công ty Cổ phần Tổng công ty công trình đường sắt thi công và được khởi công từ giữa tháng 1/2022, dự kiến hoàn thành giữa tháng 5/2022. Ảnh: Công nhân chuẩn bị thi công trụ. 
Cận cảnh khôi phục trụ chống va xô, giữ an toàn cầu Long Biên - Ảnh 4
Đến nay, nhà thầu đã hoàn thành trụ phụ T16A , hiện chỉ còn khối lượng trụ chống va. Sản lượng đạt được 28% giá trị hợp đồng. Các hạng mục công trình hoàn thành được thi công theo đúng hồ sơ thiết kế được duyệt đảm bảo an toàn lao động, an toàn chạy tàu và an toàn đường sông. Ảnh: Dùng cẩu thi công đóng cọc. 
Cận cảnh khôi phục trụ chống va xô, giữ an toàn cầu Long Biên - Ảnh 5
 Tuy nhiên, hiện công tác phá dỡ bê tông trụ chống va rất khó khăn do thi công dưới mực nước sâu 9m, khối lượng khối bê tông lớn (300m3).
Ảnh: Công nhân thi công đóng cọc.
Cận cảnh khôi phục trụ chống va xô, giữ an toàn cầu Long Biên - Ảnh 6
 Thời gian tới, nhà thầu sẽ tiếp tục thi công hoàn thành 6 cọc khoan nhồi và bệ trụ chống va T16A và hoàn thiện công trình nhằm đảm bảo kế hoạch tiến độ.
Cận cảnh khôi phục trụ chống va xô, giữ an toàn cầu Long Biên - Ảnh 7
 Một trụ chống va xô bị tàu thủy va hỏng trước đây.
Cận cảnh khôi phục trụ chống va xô, giữ an toàn cầu Long Biên - Ảnh 8
 Trên cầu, các lan can phần đường bộ đã được sơn sửa nhưng mặt cầu đường bộ bị bong tróc, lồi lõm. Công ty CP Đường sắt Hà Hải, đơn vị bảo trì cầu cho biết, vốn bảo trì ngân sách Nhà nước cấp cho hạ tầng đường sắt nói chung, cầu Long Biên nói riêng hiện chưa đáp ứng được nhu cầu so với phương án tính đúng, tính đủ theo định mức kinh tế kĩ thuật. Do đó, chỉ có thể thực hiện theo kiểu hỏng đâu sửa đấy, vá víu, chủ yếu ưu tiên cho các hạng mục để đảm bảo an toàn nên sửa được chỗ này lại hỏng chỗ khác.
Cận cảnh khôi phục trụ chống va xô, giữ an toàn cầu Long Biên - Ảnh 9
 Vốn bảo trì năm 2021 dành cho cầu Long Biên hơn 7 tỷ đồng, nhưng cũng chỉ đáp ứng khoảng 45% nhu cầu, chi cho thay tà vẹt gỗ, sơn dầm, sơn lan can, vá mặt đường bộ, gia cố một số dầm dọc bộ hành, gia cố một số thanh TUKM. Ảnh: Tà vẹt gỗ bị nứt.
Cận cảnh khôi phục trụ chống va xô, giữ an toàn cầu Long Biên - Ảnh 10
 Trong điều kiện vốn hạn hẹp như vậy, Công ty CP Đường sắt Hà Hải thực hiện duy tu tổng hợp 1 lần/năm, bảo quản 3 lần/năm, ưu tiên kinh phí cho các hạng mục ưu tiên để đảm bảo an toàn chạy tàu, an toàn cho các phương tiện qua cầu.
Ảnh: Công nhân sửa chữa cầu Long Biên.
Cận cảnh khôi phục trụ chống va xô, giữ an toàn cầu Long Biên - Ảnh 11
Năm 2022, kinh phí bảo trì cho cầu Long Biên khoảng 8 tỷ đồng, đáp ứng khoảng gần 50% nhu cầu. Trong đó, quý 1, đơn vị đã thực hiện sơn 2.000m2, thay gần 100 tà vẹt gỗ, duy tu tổng hợp 250m, còn lại là bảo quản, vá mặt đường bộ những chỗ bị bong bật. Ảnh: Lưu lượng phương tiện qua cầu đông khiến cầu nhanh xuống cấp sau duy tu, sửa chữa.