Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cận cảnh loạt bãi thải, công trình đang xâm hại sông Đáy

Kinhtedothi - Sông Đáy vẫn đang tiếp tục bị xâm hại bởi hàng loạt bãi thải, công trình trái phép. Điều đáng lo ngại hơn là hành vi xâm hại, bức tử sông Đáy diễn ra ngang nhiên, kéo dài trong thời gian dài trong khi mùa mưa bão tiềm ẩn không ít rủi ro về thiên tai và môi trường đang đến gần.

Hàng loạt bãi thải, công trình xâm hại sông Đáy, tại địa bàn xã Phượng Sơn, huyện Quốc Oai.

Ngày 15/5, Báo Kinh tế & Đô thị có bài “Xâm hại sông ngòi lại “nóng” trước mùa mưa bão”, phản ánh tình trạng đổ thải, xây dựng công trình trái phép trên hành lang thoát lũ, thậm chí ngay sát dưới chân sông, đang diễn ra khá phổ biến tại nhiều dòng sông trên địa bàn TP Hà Nội. 

Một bãi thải "khủng" xâm lấn ra sát chân sông, bên trên bãi thải đã có công trình lợp tôn.

Điều đáng quan ngại là những hành vi xâm hại sông ngòi này, đã và đang diễn ra ngay trước thời điểm mùa mưa bão đang đến gần. Nếu không sớm có biện pháp mạnh tay để giải quyết triệt để, đây hoàn toàn có thể là căn nguyên gây ra những hậu quả khôn lường cho môi trường cũng như đời sống người dân hai bên bờ sông khi mùa mưa bão đến.

Một công trình nhà ở kiên cố xây dựng trái phép trên bãi thải lấn sông Đáy sau khi được phóng viên Kinh tế & Đô thị phát hiện và phản ánh cách đây 1 năm, chính quyền xã Phượng Sơn, huyện Quốc Oai (khi đó là xã Yên Sơn) đã đình chỉ, tháo dỡ 1 phần nhưng đến nay vẫn còn tồn tại.

Tiếp tục quá trình khảo sát dọc sông Đáy, đoạn chạy qua địa bàn xã Vân Côn, huyện Hoài Đức và xã Phượng Sơn, huyện Quốc Oai, phóng viên Kinh tế & Đô thị đã phát hiện và ghi nhận được hàng loạt bãi thải, công trình mọc lên ngay sát bờ sông, xâm lấn xuống tận dưới chân sông Đáy. Trong đó, không ít công trình xây dựng kiên cố, tồn tại trong thời gian dàn nhưng vẫn chưa bị xử lý.

Một bãi thải khủng khác tại xã Vân Côn, huyện Hoài Đức cũng đang xâm hại sông Đáy.

Một bãi thải khủng "ăn" xuống sát chân sông Đáy, đã được bê tông hóa ở bên trên.

Bãi thải này cũng lấn sát chân sông Đáy, bên trên xuất hiện công trình lợp tôn.

Dòng chảy của sông Đáy vốn đã nhỏ, nay lại càng bị thu hẹp bởi các bãi lấn sát chân sông.

Một bãi thải cực "khủng" đang xâm hại sông Đáy, trên bãi thải đã mọc lên công trình lớn, lợp tôn...

... đáng nói, vào thời điểm cuối tháng 12/2024, bãi thải này vẫn đang trong quá trình san lấp, chưa xuất hiện công trình lợp tôn ở phía ngoài.

Tổ hợp 3 bãi thải tại xã Vân Côn, huyện Hoài Đức đang trực tiếp xâm hại sông Đáy.

Nhìn từ khu vực cầu 72II, dễ dàng nhận thấy nhiều bãi thải lớn nhỏ đang xâm hại sông Đáy.

Một công trình kiên cố bằng bê tông lấn ra tận sát dòng chảy của sông Đáy.

Khu vực cầu 72II, nhìn từ trên cao dễ dàng nhận thấy một cụm công trình nhà ở kiên cố lấn ra chân sông Đáy. Còn ở bờ bên kia, khu vực thuộc địa phận xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai cũng đang xuất hiện bãi thải đổ lấn xuống chân sông.

Bãi thải “khủng” ở phường Đại Mỗ sắp bị xóa sổ?

Bãi thải “khủng” ở phường Đại Mỗ sắp bị xóa sổ?

Xâm hại sông ngòi lại “nóng” trước mùa mưa bão

Xâm hại sông ngòi lại “nóng” trước mùa mưa bão

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Xây dựng đô thị thông minh, nông thôn hiện đại, giàu bản sắc văn hoá

Xây dựng đô thị thông minh, nông thôn hiện đại, giàu bản sắc văn hoá

21 May, 02:40 PM

Kinhtedothi – Sau 10 năm, lần thứ 2 Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc quốc gia chọn được một tác phẩm để trao Giải thưởng Lớn, đó là Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam - công trình sáng tạo kiến trúc đã hiện diện trong thời kỳ đổi mới, hội nhập thế giới mạnh mẽ, phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc.

Giá kim loại đồng ngày 21/5: giảm nhẹ do lo ngại nhu cầu

Giá kim loại đồng ngày 21/5: giảm nhẹ do lo ngại nhu cầu

21 May, 06:18 AM

Kinhtedothi - Giá đồng giảm nhẹ do lo ngại về tăng trưởng và nhu cầu, khi thuế quan của Mỹ chi phối tâm lý thị trường, làm lu mờ sự hỗ trợ từ đồng USD yếu hơn và các nỗ lực kích thích từ nước tiêu thụ hàng đầu Trung Quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ