Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cần chính sách đặc thù

Kinhtedothi - “Nếu coi phát triển giáo dục và đào tạo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá chiến lược để phát triển đất nước thì phát triển đội ngũ nhà giáo là khâu đột phá trong đột phá chiến lược ấy”.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại nghị trường Quốc hội khi được thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về Dự án Luật Nhà giáo.

Người đứng đầu ngành giáo dục khẳng định quan điểm: Đảng và Nhà nước luôn xác định giáo viên là yếu tố quan trọng nhất, nền tảng nhất, cốt lõi nhất quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, phát triển lực lượng đủ về số lượng, tốt về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu là việc sống còn của ngành giáo dục.

Thực tế, chính sách đặc thù thu hút nhân tài vào ngành giáo dục đã và đang thực hiện cho thấy hiệu quả khá rõ rệt. Cụ thể, những năm gần đây, nhất là từ khi Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ tiền học phí và chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm có hiệu lực, ngành sư phạm có sức hút hơn so với trước đây.

Bởi ngoài miễn học phí, sinh viên sư phạm còn được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng sinh hoạt phí trong thời gian học. Bộ GD&ĐT cũng liên tục đề xuất cơ chế ưu đãi cho nhà giáo về lương, phụ cấp và chính sách đi kèm nhằm giúp nhà giáo yên tâm và tận tâm cống hiến cho nghề.

Trong Dự án Luật Nhà giáo, lương nhà giáo được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp; được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề, các phụ cấp khác theo tính chất công việc và theo vùng. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu còn được tăng một bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Giáo viên là viên chức đặc biệt, ngoài được hưởng đầy đủ quyền lợi và chính sách chung của viên chức thông thường, còn có các chế độ ưu đãi riêng để nâng cao vị thế và thu hút nhân tài... 

Nghị quyết số 29-NQ/TW của T.Ư về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đặt ra nhiệm vụ "phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo", trong đó chủ trương của Đảng là "có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”. Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW cũng khẳng định “tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về giáo dục và đào tạo, tháo gỡ những điểm nghẽn” và yêu cầu “sớm xây dựng Luật về nhà giáo”.

Tuy nhiên, thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy, tình trạng giáo viên nghỉ việc diễn ra phổ biến. Từ tháng 8/2023 đến tháng 4/2024, cả nước có hơn 7.200 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Vậy nhưng, bằng nhiều chính sách mới với sinh viên sư phạm và ngành giáo dục, mùa tuyển sinh năm 2024, sư phạm là 1 trong 4 ngành học có số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển tăng cao nhất, lên đến 85% so với năm ngoái (tương đương khoảng 200.000 nguyện vọng), dẫn đến điểm chuẩn ngành sư phạm tăng cao. Nhiều học sinh giỏi tự hào khi quyết định chọn và gắn bó với ngành sư phạm. Nghĩa là ngành học này đang dần khẳng định được vị thế trong xã hội cũng như trong hệ thống các ngành nghề hiện nay.

Nhà giáo là nguồn nhân lực chất lượng cao, bộ phận quan trọng trong đội ngũ trí thức của đất nước, lực lượng nòng cốt của ngành giáo dục. Bởi thế, thực hiện chính sách đặc thù để thu hút nhân tài vào ngành sư phạm là định hướng đúng và cần sớm được thực hiện để góp phần bảo đảm chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; góp phần quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nói không với thứ tiện lợi nhưng độc hại

Nói không với thứ tiện lợi nhưng độc hại

14 Jul, 05:00 AM

Kinhtedothi - HĐND TP Hà Nội chính thức thông qua Nghị quyết quy định biện pháp giảm phát thải nhựa, trong đó yêu cầu từ ngày 1/1/2026 các khách sạn, khu du lịch không sử dụng và lưu hành sản phẩm nhựa dùng một lần. Nhiều người cho rằng đây là một bước đi mạnh mẽ, cần thiết và đáng được lan tỏa rộng rãi.

Ai chịu trách nhiệm?

Ai chịu trách nhiệm?

11 Jul, 02:39 PM

Kinhtedothi - Một đường dây giết mổ và tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh quy mô lớn vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra và Công an TP Hà Nội triệt phá. Hàng tấn thịt bệnh được phù phép thành “thịt sạch”, tuồn ra khắp các chợ, nhà hàng, quán ăn trên địa bàn Thủ đô. Câu chuyện không chỉ gây phẫn nộ bởi sự liều lĩnh của nhóm đối tượng, mà còn đặt ra câu hỏi lớn.

Nỗi niềm còn đọng lại

Nỗi niềm còn đọng lại

10 Jul, 08:11 AM

Kinhtedothi - Mỗi mùa thi đi qua, niềm vui của người này lại đi kèm nỗi chạnh lòng của nhiều người khác. Khi cánh cửa bước vào bậc THPT trở nên chật hẹp, thì phía sau đó, không chỉ là áp lực của học sinh, mà là cả những nỗi trăn trở lớn của phụ huynh và toàn xã hội.

Bộ não đổi mới sáng tạo

Bộ não đổi mới sáng tạo

08 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Dữ liệu ngày càng được xem là tài sản chiến lược, đóng vai trò quyết định trong quản trị quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội.

“Một chạm” để cách mạng vận tải công cộng

“Một chạm” để cách mạng vận tải công cộng

07 Jul, 04:55 AM

Kinhtedothi - Hà Nội chuẩn bị áp dụng phương án giá vé liên thông cho các loại hình vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) có trợ giá trên toàn địa bàn TP. Đây là bước tiến dài, đưa mạng lưới VTHKCC Thủ đô đến gần hơn với giấc mơ “một chạm”.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ