Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội để quyết định mở rộng đối tượng được vay hỗ trợ việc làm

Kinhtedothi- Chiều 4/6, tại phiên họp thứ 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi).

Trình bày Báo cáo về việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ, các ý kiến góp ý của đại biểu Quốc hội đã được tiếp thu tối đa, đúng tinh thần đổi mới tư duy trong công tác lập pháp và thể hiện đầy đủ tại Dự thảo Luật.

Đến nay, Dự thảo Luật đã bảo đảm đúng mục tiêu sửa đổi luật, không có nội dung lớn còn ý kiến khác nhau giữa cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra. Dự thảo Luật sau khi chỉnh lý gồm 8 chương, 55 điều (giảm 3 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9).

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh phát biểu. Ảnh: Quochoi

Về đối tượng vay vốn chính sách hỗ trợ tạo việc làm, một số ý kiến đề nghị tại Điều 9 cần mở rộng hoặc ưu tiên vay vốn đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao động nữ hoặc do phụ nữ làm chủ; sử dụng nhiều lao động là người cao tuổi; doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Có ý kiến đề nghị mở rộng đối tượng được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và đi làm việc ở nước ngoài với lãi suất ưu đãi.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Dự thảo Luật đã chỉnh lý theo hướng giao Chính phủ căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội để quyết định mở rộng đối tượng được vay với mức lãi suất thấp hơn khi vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và vay vốn hỗ trợ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Dự thảo luật quy định về đăng ký lao động để có nguồn thông tin hình thành cơ sở dữ liệu về người lao động, phục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạch định chính sách phát triển thị trường lao động, việc làm, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các ý kiến phát biểu tại phiên họp cho rằng, quy định này chưa thể hiện được sự kết nối giữa đăng ký lao động với thông tin người lao động phải đăng ký và quản lý dữ liệu đăng ký lao động với các cơ sở dữ liệu hiện hành, như: Cơ sở quản lý dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp…

Nhấn mạnh yêu cầu của Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là phải kết nối các thông tin, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng nêu rõ, “cần kết nối thông tin đăng ký lao động với các cơ sở dữ liệu hiện có, chúng ta phải khai thác tối đa, tránh trùng lặp, gây lãng phí; thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý thông tin đăng ký lao động”. Từ đó, đề nghị nghiên cứu, bổ sung quy định về quyết toán chi, tổ chức và hoạt động của bảo hiểm thất nghiệp phải tương tự như bảo hiểm xã hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu kết luận nội dung thảo luận. Ảnh: Hồ Long

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu kết luận nội dung thảo luận. Ảnh: Quochoi.vn

Kết luận nội dung họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với Báo cáo về việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật, bao gồm nội dung: đối tượng vay vốn chính sách hỗ trợ tạo việc làm với lãi suất thấp, đăng ký lao động với người không có quan hệ lao động, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp tại khoản 1, Điều 39…

Trong quá trình hoàn thiện tiếp thu, chỉnh lý, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan phối hợp tiếp tục rà soát kỹ lưỡng để bảo đảm nội dung dự thảo Luật mang tính khoa học, dự báo cao, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của lĩnh vực việc làm.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần kết nối thông tin đăng ký lao động với các dữ liệu khác, đặc biệt là dữ liệu về dân cư, tạo thành hệ thống dữ liệu phục vụ cho yêu cầu phát triển thị trường lao động và quản lý lao động...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hội Báo toàn quốc 2025 khép lại với nhiều dấu ấn

Hội Báo toàn quốc 2025 khép lại với nhiều dấu ấn

21 Jun, 05:37 PM

Kinhtedothi - Sau 3 ngày hoạt động sôi nổi (từ 19/6 - 21/6), Hội Báo toàn quốc năm 2025 do Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì tổ chức, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, sự phối hợp chặt chẽ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã diễn ra thành công tốt đẹp.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo chí kiến tạo niềm tin, cổ vũ khát vọng phát triển, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hùng cường

Tổng Bí thư Tô Lâm: Báo chí kiến tạo niềm tin, cổ vũ khát vọng phát triển, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hùng cường

21 Jun, 12:49 PM

Kinhtedothi - Sáng 21/6, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Nhà báo Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và có bài phát biểu quan trọng tại Lễ kỷ niệm. Báo Kinh tế & Đô thị trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư.

GS.TS Tạ Ngọc Tấn: báo chí thích ứng nhanh nhất với điều kiện thực tế và đáp ứng tích cực nhất yêu cầu của sự nghiệp cách mạng

GS.TS Tạ Ngọc Tấn: báo chí thích ứng nhanh nhất với điều kiện thực tế và đáp ứng tích cực nhất yêu cầu của sự nghiệp cách mạng

21 Jun, 11:44 AM

Kinhtedothi - Sáng 21/6, trong phát biểu tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), GS.TS Tạ Ngọc Tấn - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương đã nhận định, lịch sử 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam rất đáng tự hào, song cũng là lời nhắc nhở chúng ta về một tầm nhìn tương lai cho nền báo chí cách mạng trong kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc.

Toàn văn diễn văn của Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

Toàn văn diễn văn của Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

21 Jun, 10:46 AM

Kinhtedothi - Sáng 21/6, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hội Nhà báo Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trình bày diễn tại Lễ kỷ niệm. Báo Kinh tế & Đô thị trân trọng giới thiệu toàn văn diễn văn kỷ niệm. 

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ