Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống sốt xuất huyết

Kinhtedothi - Đó là yêu cầu của Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh tại buổi kiểm tra về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn phường Trung Liệt (quận Đống Đa) diễn ra chiều 17/8.
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh kiểm tra công tác phòng, chống SXH tại một nhà dân trên địa bàn phường Trung Liệt.
Theo đó, Đoàn công tác số 1 do Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra thực tế tại phường Trung Liệt. Tại buổi kiểm tra, Tổ công tác đã tiến hành kiểm tra công tác vệ sinh môi trường phòng dịch SXH của một số hộ dân, chủ các công trình xây dựng trên địa bàn phường Trung Liệt. Đồng thời, cũng kiểm tra việc phun hóa của các đội xung kích. Qua kiểm tra, Tổ công tác ghi nhận sự tích cực vào cuộc của cả hệ thống chính trị phường trong việc phòng, chống dịch SXH.
Sau khi kiểm tra, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh ghi nhận được cách làm hay trong phòng, chống dịch SXH tại quận Đống Đa đó là việc huy động lực lượng quân đội trực tiếp tham gia vào đội xung kích để cùng lực lượng chức năng của quận, phường thực hiện việc phun hóa chất. Tuy nhiên, để công tác phòng, chống dịch được tốt hơn, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội yêu cầu phường Trung Liệt nói riêng và quận Đống Đa nói chung cần vào cuộc quyết liệt và thực hiện đồng bộ các giải pháp thì mới hy vọng dập được dịch.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục tuyên truyền để nâng cao ý thức của người dân về phòng, chống SXH bằng việc tích cực diệt bọ gậy, vệ sinh môi trường nơi ở cũng như khu vực xung quanh…

Theo Phó Chủ tịch UBND phường Trung Liệt Lê Ngọc Bích, từ đầu năm đến 15/8/2017, trên địa bàn phường có 320 bệnh nhân mắc SXH với 66 ổ dịch. Đến ngày 16/7, còn 7 ổ dịch đang hoạt động với 23 bệnh nhân mắc. Tuy nhiên, đến ngày 17/8, chỉ còn 4 ổ dịch với 8 bệnh nhân. Để có kết quả này, trước đó, ngày 28/7, UBND phường thành lập 76 đội xung kích, giám sát diệt bọ gậy để phòng, chống SXH với 230 người. Đến ngày 3/8, Tổ chức tập huấn kỹ năng diệt bọ gậy, chống SXH cho đội xung kích. Ngày 12/8, đội xung kích ra quân tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy…

Còn theo cáo báo mới nhất của quận Đống Đa, tính đến ngày 16/8/2017, toàn quận ghi nhận 2.604 ca bệnh tại 21/21 phường. Số ca mắc tăng 44,9 lần so với cùng kỳ năm 2016. Bên cạnh đó, xác định được 516 ổ dịch tại 21/21 phường. Số ổ dịch được xác định tăng 24,5 lần so với cùng kỳ năm 2016. Trong số 21 phường trên địa bàn quận, có 10 phường có số ca mắc và ổ dịch cao gồm: Trung Liệt, Láng Thượng, Láng Hạ, Khương Thượng, Phương Liên, Thịnh Quang, Kim Liên, Ô Chợ Dừa, Phương Mai, Nam Đồng.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Quốc khánh 2/9

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Quốc khánh 2/9

07 Jul, 04:17 PM

Kinhtedothi - Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025, toàn TP đã thành lập 609 đoàn kiểm tra, trong đó, tuyến TP 15 đoàn; 45 đoàn tuyến quận, huyện; 549 đoàn tuyến xã, phường.

Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

07 Jul, 08:33 AM

Kinhtedothi - Bệnh liên cầu khuẩn lợn hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề. Chuyên gia y tế khuyến cáo, chăm sóc sức khỏe, phòng tránh nhiễm trùng và điều trị kịp thời để ngăn chặn sự lan truyền của liên cầu khuẩn và giảm thiểu nguy cơ bệnh lý.

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ