Cẩn trọng khi chạy theo trào lưu ảnh AI
Những ngày qua, trên các nền tảng mạng xã hội, xuất hiện nhiều bài đăng về hình ảnh các chàng trai mặc váy hồng. Thực chất, đây là sản phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo (AI) từ một ứng dụng chỉnh sửa ảnh. Ứng dụng này cho phép người dùng tải ảnh lên, sau đó chọn bộ lọc váy hồng để AI tự động ghép hình ảnh khuôn mặt và cơ thể vào bộ váy, tạo ra hình ảnh chân thực.
Khi tải ứng dụng này, chỉ bằng một bức ảnh gốc cùng với cú chạm trên màn hình, người dùng có thể dễ dàng ghép khuôn mặt mình vào bộ trang phục mới thông qua một bộ lọc được thiết kế sẵn. Do sản phẩm đầu ra tương đối chân thật, hài hước, hình ảnh các chàng trai mặc váy hồng đã nhanh chóng trở thành một trào lưu được chia sẻ khắp mạng xã hội.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc sử dụng ứng dụng này tiềm ẩn nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân rất cao. Người dùng Internet cần thận trọng khi tham gia vào trào lưu tạo ảnh này.
Có thể thấy, với sự phát triển của AI hiện nay, hình ảnh là những dữ liệu rất giá trị. AI có thể cho biết một người là ai, sở thích thế nào, thường đi những đâu, thậm chí là quen với những ai, chỉ thông qua các bức ảnh. Do vậy, việc thu thập ảnh và bán lại cho các công ty khai thác, sử dụng dữ liệu là khá phổ biến.
Trong trường hợp bị ứng dụng bán dữ liệu, hậu quả trước mắt là người dùng có thể sẽ nhận được nhiều quảng cáo, làm phiền. Về lâu dài, những dữ liệu này có thể bị lợi dụng để phục vụ các mục đích khác như lừa đảo, tống tiền.
Trước những nguy cơ trên, chuyên gia khuyến cáo, nếu không thực sự biết rõ về nguồn gốc xuất xứ của ứng dụng, người dùng không nên tải về các ứng dụng kiểu này.
Để kiểm tra một ứng dụng có đáng tin cậy hay không, cần xem xét 3 yếu tố:
Xem xét nguồn gốc ứng dụng: Kiểm tra xem ứng dụng có được đưa lên chợ ứng dụng chính thống hay không, thời gian đưa lên khi nào, có nhiều đánh giá, phản hồi từ nhiều người dùng trong thời gian dài hay không. Bên cạnh đó, một ứng dụng đáng tin cậy thường xuyên phát hành bản cập nhật bảo mật.
Xem xét thông tin về nhà sản xuất, kiểm tra xem có phải nhà sản xuất có uy tín không, có thông tin liên lạc, địa chỉ rõ ràng không; đã từng phát hành các ứng dụng hữu ích và nhiều người dùng không.
Xem xét quyền truy cập của ứng dụng: Người dùng cần kiểm tra xem ứng dụng yêu cầu quyền truy cập vào những dữ liệu gì (chẳng hạn như ảnh, danh bạ, vị trí); đồng thời cần đọc kỹ các điều khoản và chính sách của ứng dụng để hiểu rõ cách thức thu thập và sử dụng dữ liệu.

Mỗi ngày có hơn 630 phản ánh về lừa đảo trực tuyến
Kinhtedothi - Chỉ trong 4 tuần từ 14/10 đến 10/11, có 17.679 phản ánh của người dùng trên hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) về các trường hợp lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam.

Hà Nội ứng dụng trí tuệ nhân tạo xây dựng quản trị điều hành thông minh
Kinhtedothi - Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, các cấp chính quyền TP Hà Nội đã và đang ứng dụng rộng rãi trí tuệ nhân tạo (AI) trong hoạt động quản trị, hỗ trợ công tác hành chính. Từ đó, tạo ra sự thay đổi căn bản, toàn diện, hướng tới xây dựng nền hành chính thông minh.

61 quốc gia thông qua tuyên bố chung về nhu cầu trí tuệ nhân tạo
Tuyên bố chung nhấn mạnh các vấn đề liên quan đến AI và năng lượng đã “lần đầu tiên” được giải quyết trong bối cảnh đa phương.