Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cấp 700 tỷ đồng cho Đề án thiết bị dạy học tự làm cấp học Mầm non và Phổ thông

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Thông tin trên được đưa ra trong khuôn khổ hội thảo Phát triển thiết bị dạy học tự làm cấp học Mầm non và Phổ thông sáng 8/12.

KTĐT - Thông tin trên được đưa ra trong khuôn khổ hội thảo Phát triển thiết bị dạy học tự làm cấp học Mầm non và Phổ thông sáng 8/12.

700 tỷ đồng là số kinh phí mà Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến sẽ cấp cho đề án thiết bị dạy học tự làm cấp học Mầm non và Phổ thông.

Thông tin trên được đưa ra trong khuôn khổ hội thảo Phát triển thiết bị dạy học tự làm cấp học Mầm non và Phổ thông sáng 8/12.
 
Cụ thể 680 tỷ đồng trong số vốn này sẽ được sử dụng cho việc trang bị thiết bị tại các trường công lập. Ngoài ra, phần kinh phí ở địa phương hàng năm vẫn được sử dụng để phục vụ các hoạt động tự làm thiết bị dạy học và sửa chữa, mua sắm, bổ sung các thiết bị dạy học đã được trang bị.

Theo dự kiến, đề án được chia làm 3 giai đoạn được triển khai đến năm 2013. Bắt đầu từ năm 2014, các hoạt động nằm trong khuôn khổ đề án sẽ thực hiện trên cơ sở sử dụng kinh phí thường xuyên của địa phương.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: “Thiết bị dạy học tự làm là loại thiết bị dạy học do giáo viên chế tạo hoặc cải tiến từ một thiết bị khác nhằm phục vụ trực tiếp quá trình dạy học, phát triển tính sáng tạo của giáo viên”.

Ông Hiển cũng cho biết thêm, thiết bị dạy học tự làm góp phần nâng cao hiệu quả trong việc đổi mới phương pháp giáo dục nhằm khắc phục phương pháp truyền thụ một chiều, tạo ra động lực khuyến khích tư duy sáng tạo của đội ngũ giáo viên và học sinh, bồi dưỡng năng lực tự học, phát triển năng lực thực hành sáng tạo.

Thiết bị dạy học đầy đủ là một trong những điều kiện quyết định thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học. Việc tổ chức phong trào tự làm thiết bị dạy học đã khơi dậy sự sáng tạo, lòng yêu nghề của đội ngũ giáo viên.

Tuy nhiên các hoạt động tự làm thiết bị dạy học chưa đồng đều giữa các cấp học, giữa các vùng miền, địa phương, chưa có cơ chế chính sách, sự chỉ đạo thường xuyên, đồng bộ của các cấp quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương./.