80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cầu Quảng Đà: Gắn kết hành chính chưa đủ, cần sớm thông cả thực địa

Kinhtedothi - Sau sáp nhập hành chính, cầu Quảng Đà được kỳ vọng là biểu tượng kết nối giữa Đà Nẵng và Quảng Nam trước đây, nhưng, khi cây cầu trị giá hơn 270 tỷ đồng đã hoàn thiện phần chính nhưng lại thiếu đường dẫn... khiến công trình vẫn “đứng chờ”.

Cầu Quảng Đà.

Công trình biểu tượng bị “tắc” vì những rào cản cũ

Cầu Quảng Đà bắc qua sông Yên, nối liền đôi bờ thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam trước đây - được xem là một trong những công trình hạ tầng tiêu biểu sau thời điểm tái lập đơn vị hành chính mới. Với tổng mức đầu tư hơn 270 tỷ đồng, chiều dài 204m, rộng 22m gồm 4 làn xe, công trình này không chỉ là trục giao thông trọng điểm mà còn mang ý nghĩa biểu tượng của sự gắn kết, đồng hành phát triển giữa hai địa phương từng là một thể thống nhất.

Thế nhưng, dù đã hoàn thành phần cầu chính và thông xe kỹ thuật từ tháng 3/2025, cầu Quảng Đà đến nay vẫn chưa thể đưa vào sử dụng do thiếu đường dẫn kết nối từ phía Quảng Nam. Tuyến đường vành đai phía Bắc - vốn được thiết kế để kết nối trực tiếp với cầu - hiện mới giải phóng mặt bằng được 10,3 ha/18,43 ha, đạt khoảng 56%. Phần còn lại vướng mắc do chưa xác định rõ nguồn gốc đất và chưa hoàn thiện các khu tái định cư.

Không chỉ vướng mặt bằng, dự án còn gặp khó khăn về vật liệu thi công. Theo báo cáo của địa phương tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố, dự án cần khoảng 500.000 m3 đất đắp và cát, nhưng đến nay vẫn chưa xác định được mỏ vật liệu có khả năng cung ứng đủ khối lượng theo yêu cầu. Những tồn tại tưởng như “kinh nghiệm cũ” này - từ giải phóng mặt bằng đến chuẩn bị vật liệu đang trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai một công trình được kỳ vọng lớn.

Không thể để vốn trôi đi, dân chờ mãi

Tại buổi kiểm tra hiện trường, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết đã thẳng thắn nêu rõ: “Vốn Trung ương đã bố trí mà không giải ngân được thì thành phố rất áp lực. Nếu bị thu hồi, Đà Nẵng phải dùng ngân sách địa phương để hoàn thiện, điều này là không thể chấp nhận”.

Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết kiểm tra thực địa.

Việc một công trình đã xây xong cầu mà không thể lưu thông vì thiếu đường dẫn không chỉ lãng phí vốn đầu tư, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của người dân, đặc biệt là trong bối cảnh tinh thần kỳ vọng rất lớn sau sáp nhập. Hơn thế, nếu giải ngân chậm, không chỉ ảnh hưởng đến ngân sách, mà còn tạo ra tiền lệ xấu trong triển khai các dự án liên vùng, liên địa phương.

Trong khi đó, việc một số nhà thầu chưa đảm bảo tiến độ thi công, dù đã được nhắc nhở nhiều lần, cũng khiến dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm quản lý, giám sát và chế tài. Đơn cử như Công ty Cổ phần 873 là một trong những nhà thầu chính đã bị nêu tên vì không thực hiện đúng cam kết. Chủ tịch UBND thành phố đã yêu cầu khẩn trương rà soát hợp đồng và sẵn sàng thay thế nếu vi phạm.

Từ một công trình nhìn lại cách điều hành sau sáp nhập

Việc cầu đã xây xong nhưng đường vẫn “tắc” là một minh chứng điển hình cho thấy: hợp nhất về hành chính là điều kiện cần, nhưng để vận hành hiệu quả, cần cả sự đồng bộ trong cơ chế điều hành, quy trình phối hợp và xử lý thực địa.

Trong trường hợp này, việc giao chính quyền phường Điện Bàn Bắc làm đầu mối giải phóng mặt bằng là đúng hướng, nhưng nếu không được trao đủ thẩm quyền, không chủ động xử lý các thủ tục về đất đai, tách thửa, đất công ích… thì tiến độ sẽ vẫn dậm chân tại chỗ. Nhất là khi chính sách bồi thường còn dựa trên cơ chế cũ của tỉnh Quảng Nam, dễ gây tâm lý so bì trong dân cư.

Đặc biệt, Chủ tịch UBND thành phố đã chỉ đạo dứt khoát: không để tình trạng “chờ cấp trên chỉ đạo mới làm”. Đồng thời, phân công Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Nam Hưng trực tiếp chỉ đạo dự án, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để tháo gỡ từng vướng mắc cụ thể.

Cầu Quảng Đà đã xong, nhưng nếu không có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả từ các cấp chính quyền sau sáp nhập, thì cây cầu ấy sẽ chỉ là một biểu tượng dang dở. Người dân không chờ đợi những lời hứa, mà chờ những tuyến đường được thông, những dòng vốn được giải ngân đúng thời điểm, và hơn hết là sự gắn kết thực chất giữa hai bờ của một thể thống nhất hành chính - địa lý - lòng dân.

Tháo gỡ điểm nghẽn, Đà Nẵng tăng tốc giải ngân

Tháo gỡ điểm nghẽn, Đà Nẵng tăng tốc giải ngân

Lật tẩy phòng khám “quốc tế” rởm ở Đà Nẵng: bác sĩ giả, moi tiền bệnh nhân

Lật tẩy phòng khám “quốc tế” rởm ở Đà Nẵng: bác sĩ giả, moi tiền bệnh nhân

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phú Thọ: tập trung chỉ đạo giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Phú Thọ: tập trung chỉ đạo giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

17 Jul, 05:42 PM

Kinhtedothi - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Trần Duy Đông vừa chủ trì hội nghị chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đây là dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, có chiều dài gần 100km đi qua địa bàn 5 phường, 15 xã của tỉnh Phú Thọ.

Hướng dẫn 3 hướng di chuyển khi sửa chữa cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây

Hướng dẫn 3 hướng di chuyển khi sửa chữa cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây

17 Jul, 12:28 PM

Kinhtedothi – Từ ngày 15/7 đến 14/8, tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây sẽ thực hiện thi công sửa chữa khe co giãn, ảnh hưởng đến tốc độ và số làn xe lưu thông. Để hạn chế nguy cơ ùn tắc, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Đồng Nai đã công bố 3 phương án di chuyển thay thế dành cho các phương tiện từ Đồng Nai về TP Hồ Chí Minh.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ