Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cây mắc ca rộng mở đầu ra

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 24/1, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ nông, lâm nghiệp Thành Tây đã tổ chức “Diễn đàn mắc ca Việt Nam – Tiềm năng phát triển và cơ hội hợp tác ”.

Cây mắc ca được đưa vào trồng thử nghiệm ở Việt Nam cách đây 10 năm nhưng các hoạt động liên quan tới trồng, chế biến, thương mại và tiêu dùng đối với mắc ca mới chỉ thực sự sôi động trong 2 năm trở lại đây.

Theo Ông Phạm Đức Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành Tây, cây mắc ca có lợi thế vượt trội trong tập đoàn cây công nghiệp tại khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc bởi sản phẩm chế biến đa dạng, giàu dưỡng chất và cho giá trị kinh tế cao. Một cây mắc ca có vòng đời khoảng 60 năm, nông dân không cần tái canh nhiều lần như cây cà phê. Bình quân 1ha cây mắc ca cho khoảng 3 tấn hạt, với giá bán 3,5 USD/kg hạt thô sẽ thu được 10.000 USD/ha. Nếu qua khâu chế biến đồ hộp, giá trị sẽ tăng từ 3 - 5 lần giá nguyên liệu. Do đó, nhiều chuyên gia đề xuất đưa cây mắc ca là loại cây cần đẩy mạnh đầu tư trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở khu vực Tây Bắc.

Theo thống kê chưa đầy đủ, thị trường toàn cầu đến năm 2020 cần khoảng 650.000 tấn hạt mắc ca. So với nhu cầu thì nguồn cung đến năm 2020 mới chỉ đáp ứng khoảng 25 - 30%. Hiện Việt Nam đã trồng được 2.000ha cây mắc ca tại khu vực Tây Nguyên và 50.000ha tại khu vực Tây Bắc.