Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chăm lo cho người có công là trách nhiệm, vinh dự tình cảm từ trái tim

Trần Oanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – “Công tác Đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc, nâng cao đời sống cho các gia đình người có công với cách mạng đã đi sâu vào tâm khảm của mỗi người dân như lẽ tự nhiên nhất, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn xã hội” – Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Nhiều chủ trương, chính sách ưu đãi người có công được ban hành

Sáng ngày 24/7, Lễ kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ và Tuyên dương đại biểu người có công (NCC) với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2022, được tổ chức trọng thể tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội). Lễ kỷ niệm có sự tham dự của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam…

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung tặng quà lưu niệm cho các đại biểu người có công với cách mạng.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung tặng quà lưu niệm cho các đại biểu người có công với cách mạng.

Đại diện lãnh đạo Hà Nội dự Lễ kỷ niệm và Tuyên dương đại biểu NCC có Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng. Đặc biệt là sự hiện diện của 450 đại biểu tiêu biểu đại diện cho gần 10 triệu NCC và thân nhân NCC  trong cả nước.

Phát biểu tại buổi Lễ kỷ niệm và Tuyên dương đại biểu NCC, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời chào mừng và tri ân tới 450 đại biểu NCC tiêu biểu đại diện cho hàng triệu NCC tham dự buổi lễ long trọng này. Chủ tịch nước khẳng định: Người dân Việt Nam sẽ mãi mãi ghi nhớ, mãi mãi tự hào về ý chí quật cường của thế hệ cha ông viết lên những bản hùng ca “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, mang lại nền độc lập hòa bình ngày hôm nay.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, thời gian qua, chúng ta chứng kiến nhiều tấm gương trong các gia đình liệt sỹ, thương binh, gia đình chính sách vượt lên hoàn cảnh khó khăn, sản xuất kinh doanh giỏi, nuôi dạy con cháu trưởng thành; đồng thời tham gia tích cức phong trào yêu nước ở địa phương.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng quà cho các người có công với cách mạng. 
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng quà cho các người có công với cách mạng. 

Đạo lý truyền tốt đẹp nghìn đời của dân tộc Việt Nam luôn chú trọng “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. 75 năm qua chúng ta đã huy động được nguồn lực to lớn của Nhà nước và cộng đồng nhằm thực hiện nhiều chương trình có ý nghĩa như tặng Nhà tình nghĩa, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc thương binh nặng, chăm sóc bố mẹ liệt sĩ già yếu cô đơn… Những hoạt động này thể hiện tình cảm, trách nhiệm, mang lại hiệu quả to lớn trong công tác Đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc nâng cao đời sống hộ gia đình NCC, đi sâu vào tâm của người dân, tạo nên sức mạnh đoàn kết, qua đó khơi dậy lòng yêu nước, củng cố nền tảng đại đoàn kết dân tộc.

Thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời gian qua, nhiều chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về ưu đãi NCC đã được ban hành, thực hiện đồng bộ, toàn diện và đa dạng. Đối tượng hưởng chính sách ưu đãi đã được mở rộng, các pháp lệnh ưu đãi từng bước được hoàn thiện, bổ sung nâng cao mức sống của NCC, thân nhân của NCC với cách mạng. Mới đây, Nhà nước đã dành trên 400 tỷ đồng tặng quà cho CNN, nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ…

Chăm lo tốt hơn cho người có công với cách mạng

Để phát huy kết quả đạt được và triển khai công tác Đền ơn đáp nghĩa có chiều sâu, thực chất hơn nữa, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước tiếp tục tuyên truyền sâu rộng hơn nữa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, NCC trong toàn bộ đảng viên và Nhân dân.

Cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể xã hội, mỗi người dân bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, tích cực, thường xuyên chăm lo cho các gia đình thương binh liệt sĩ, chung tay thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, coi đó là trách nhiệm, vinh dự tình cảm từ trái tim.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước xuống hàng ghế khán giả tặng hoa và quà cho các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. 
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước xuống hàng ghế khán giả tặng hoa và quà cho các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. 

Bên cạnh đó là thực hiện tốt chính sách ưu đãi với NCC, xây dựng xã hội giàu lòng nhân ái, nhân văn, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc thể hiện sâu sắc tính ưu việt, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng, với Nhà nước. Đồng thời, chúng ta cần nỗ lực, dành sự chú tâm cao hơn chăm lo cho NCC với cách mạng, người có hoàn cảnh khó khăn, người già cô đơn không nơi nương tựa…; không để hộ gia đình nào NCC nào thuộc diện hộ nghèo.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng quà các người có công với cách mạng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng quà các người có công với cách mạng.

Chủ tịch nước nhấn mạnh việc thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NCC, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền; kịp thời giải quyết các vấn đề có liên quan để bảo đảm quyền lợi của NCC.

Ngành LĐTB&XH càng nâng cao hơn nữa trách nhiệm và năng lực, rà soát, hoàn thiện hệ thống  chính sách pháp luật ưu đãi NCC. Các bộ, ngành các địa phương tích cực quan tâm chăm lo cho NCC để NCC và gia đình họ được hưởng đầy đủ các chính sách của Đảng và Nhà nước.

Chủ tịch nước đề nghị sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ban ngành Trung ương và địa phương thực hiện công tác NCC. Đồng thời, cập nhật, lưu trữ thông tin liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, NCC với cách mạng, chú trọng các giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người làm công tác thương binh liệt sĩ.

Tại chương trình, các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ban, bộ, ngành… đã được giao lưu với các bác cựu chiến binh về quá trình hoạt động cách mạng và cuộc sống hiện nay vẫn tiếp tục có những hoạt động kinh tế, tạo việc làm cho nhiều người góp phần xây dựng phát triển quê hương, đất nước.

Để tri ân đóng góp và động viên những người có công với cách mạng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đã lên sân khấu tặng quà cho các đại biểu về tham dự Lễ kỷ niệm. Đồng thời, các đồng chí lãnh đạo đã xuống hàng ghế khán giả tặng quà và hoa cho các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng tuổi cao, sức yếu.                                               

 

Trong bài diễn văn Lễ kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ và Tuyên dương đại biểu NCC với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2022, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung thông tin: 75 năm qua, hệ thống pháp luật, chính sách về NCC từng bước được hoàn thiện. Đối tượng chính sách và chế độ ưu đãi NCC với cách mạng từng bước được mở rộng, đến nay đã xác nhận được trên 9,2 triệu NCC, trong đó có 1,2 triệu liệt sĩ, trên 139.000 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hơn 1.300 anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, gần 800.000 thương binh, bệnh binh và gần 320.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học, gần 111.000 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, gần 1,9 triệu NCC giúp đỡ cách mạng,…

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung tặng quà các người có công với cách mạng. 
Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung tặng quà các người có công với cách mạng. 

Cuộc sống của các thân nhân, gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng ngày càng đầy đủ, tốt đẹp hơn. Công tác xây dựng, nâng cấp, tu bổ mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ được quan tâm đầu tư, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ được triển khai tích cực. 

Đặc biệt, 5 năm qua, với tinh thần “không để NCC nào không được tri ân”, với quyết tâm cao và cách làm sáng tạo, chúng ta đã rà soát trên 7.000 hồ sơ tồn đọng, qua đó đã xác nhận được trên 2.400 liệt sĩ, 2.700 thương binh và người hưởng chính sách như thương binh.